(TNO) Tối 10.12, người dân tại VN sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú của vũ trụ: nguyệt thực hay gọi theo dân gian là “Gấu ăn trăng”. Giới trẻ tại TP.HCM đang háo hức đón chờ thời điểm mặt trăng bỗng dưng biến thành một màu đỏ chót.
Theo kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM), để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này, người xem nên bắt đầu quan sát từ lúc 19 giờ 4 phút. Thời điểm này, mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của trái đất, bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần. Lúc này, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21 giờ 6 phút. Toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ.
Và nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21 giờ 33 phút cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất.
Người xem có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần cho đến 21 giờ 57 phút. Sau đó, trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, phần ra khỏi sẽ có sắc vàng dần trở lại.
|
Trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn và kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc 23 giờ 18 phút ngày 10.12.
Kỹ sư Tuấn cho biết, người dân có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng ống nhòm. Và nếu có điều kiện, người xem nên trang bị kính thiên văn để thấy rõ hơn.
Vào tối 10.12, CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM cũng sẽ tổ chức đêm quan sát hiện tượng nguyệt thực tại sân vận động thể thao của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (đường Nguyễn Văn Cừ. Q.1, TP.HCM) dành cho những người yêu thích thiên văn học.
Ngoài ra, những người tham gia cũng được thành viên của CLB này thuyết minh về quá trình hiện tượng nguyệt thực xảy ra; diễn biến của hiện tượng nguyệt thực theo các giai đoạn: một phần, toàn phần và thời điểm đạt cực đại.
Cũng trong đêm này, CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM mang kính thiên văn lớn nhất hiện nay (Celestron 11in) để có thể quan sát được sao Mộc.
Các thành viên trong CLB sẽ hướng dẫn người tham gia khám phá bầu trời, xác định phương hướng bằng các chùm sao và cách sử dụng bản đồ sao quay.
Kỹ sư Tuấn cho biết, người dân có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng ống nhòm. Và nếu có điều kiện, người xem nên trang bị kính thiên văn để thấy rõ hơn.
Vào tối 10.12, CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM cũng sẽ tổ chức đêm quan sát hiện tượng nguyệt thực tại sân vận động thể thao của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (đường Nguyễn Văn Cừ. Q.1, TP.HCM) dành cho những người yêu thích thiên văn học.
Ngoài ra, những người tham gia cũng được thành viên của CLB này thuyết minh về quá trình hiện tượng nguyệt thực xảy ra; diễn biến của hiện tượng nguyệt thực theo các giai đoạn: một phần, toàn phần và thời điểm đạt cực đại.
Cũng trong đêm này, CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM mang kính thiên văn lớn nhất hiện nay (Celestron 11in) để có thể quan sát được sao Mộc.
Các thành viên trong CLB sẽ hướng dẫn người tham gia khám phá bầu trời, xác định phương hướng bằng các chùm sao và cách sử dụng bản đồ sao quay.
Tý Bảo
>> Ngày 10.12 có nguyệt thực toàn phần
>> Trái đất từng có 2 mặt trăng?
Bình luận (0)