Ngày 1.12, tiến sĩ Nguyễn Xuân Niệm, Phó giám đốc Sở KH-CN Kiên Giang cho biết, do những dãy núi đá vôi ở khu vực núi đá vôi Bãi Voi, Khoe Lá đã và đang bị khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của loài voọc nên ngay trong tháng 12, đàn voọc bạc Đông Dương hiện đang sinh sống tại khu vực này sẽ được di rời về núi Hòn Chông (thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận, nằm trên địa bàn H.Kiên Lương, Kiên Giang).
Theo tiến sĩ Niệm, khu vực núi Hòn Chông hội đủ điều kiện tự nhiên cần thiết cho loài voọc sinh sống, như: bảo đảm nguồn nước, thức ăn, không bị tác động nhiều của con người và đặc biệt là loài voọc bạc Đông dương đã từng sinh sống ở đây.
Được biết, hiện ở khu vực núi Khoe Lá đang có 78 cá thể voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini) sinh sống. Đây là loài động vật “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ Việt Nam.
Tin ảnh: Giang Sơn
Bình luận (0)