Nga phóng tàu Soyuz đưa ba phi hành gia lên ISS

22/12/2011 08:53 GMT+7

(TNO) Nga vào hôm 21.12 đã phóng tàu vũ trụ Soyuz mang theo phi hành đoàn ba người đến làm việc trong khoảng 5 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), theo AFP.

(TNO) Nga vào hôm 21.12 đã phóng tàu vũ trụ Soyuz mang theo phi hành đoàn ba người đến làm việc trong khoảng 5 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), theo AFP.

Tàu Soyuz TMA-03M đã rời bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan vào lúc 13 giờ 16 phút (giờ GMT, tức 20 giờ 16 phút tối 21.12, giờ VN).

 
Tàu Soyuz TMA-03M rời bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan - Ảnh: AFP

Sau 10 phút bay vào vũ trụ, tàu Soyuz TMA-03M đã đi vào quỹ đạo và theo dự kiến, tàu sẽ đến kết nối với ISS vào lúc 22 giờ 20 phút ngày 23.12 (giờ VN).

Ba phi hành gia trên tàu gồm Donald Pettit (thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA), Oleg Kononenko (Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga - Roscosmos) và phi hành gia Hà Lan Andre Kuipers (Cơ quan Vũ trụ châu u - ESA) sẽ làm việc 5 tháng trên ISS và trở về trái đất vào tháng 5.2012.

Theo AFP, ba nhà du hành trên đều đã từng có các chuyến bay vào không gian. Phi hành gia Kononenko vào năm 2008 đã ở trên ISS 199 ngày; Pettit ở trên ISS 161 ngày trong hai năm 2002-2003 và có mặt trên tàu con thoi của Mỹ đến trạm năm 2008; trong khi Kuipers cũng từng có chuyến bay ngắn vào năm 2004.

Cả ba sẽ hợp với ba phi hành gia đang có mặt trên trạm là Anton Shkaplerov, Anatoly Ivanishin (cùng của Nga) và Dan Burbank (Mỹ) trở thành đoàn bay quốc tế ISS thứ 30 với chỉ huy trưởng là nhà du hành 50 tuổi Burbank.

Ba nhà du hành Shkaplerov, Ivanishin và Burbank được tàu Soyuz TMA-22 đưa lên trạm vào ngày 16.11 vừa qua, và sẽ trở về trái đất trong tháng 3.2012.

 
Các phi hành gia tàu Soyuz TMA-03M (từ trên xuống): Andre Kuipers, Donald Pettit và Oleg Kononenko - Ảnh: AFP

Tiến Dũng

>> Nga chuẩn bị phóng tàu vũ trụ Soyuz
>> Phi hành gia trên ISS bị một phen lo sợ
>> Tàu Soyuz trở về an toàn
>> Quỹ đạo của ISS lên thêm 6km
>> Tàu Soyuz đến kết nối với trạm vũ trụ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.