Viễn cảnh tương lai của hệ mặt trời

25/12/2011 01:17 GMT+7

Tàn tích của hai hành tinh xoay sát ngôi sao trung tâm đang giãy chết cách đây 3.900 năm ánh sáng đã cung cấp một cái nhìn rõ ràng nhất cho giới thiên văn về tương lai của hệ mặt trời vào khoảng 5 tỉ năm nữa.

Tàn tích của hai hành tinh xoay sát ngôi sao trung tâm đang giãy chết cách đây 3.900 năm ánh sáng đã cung cấp một cái nhìn rõ ràng nhất cho giới thiên văn về tương lai của hệ mặt trời vào khoảng 5 tỉ năm nữa. Các hành tinh KOI 55.01 và KOI 55.02 đang di chuyển trên quỹ đạo gần của một ngôi sao đang trong trạng thái “khổng lồ đỏ”, giai đoạn mà nó đã sử dụng hầu hết nhiên liệu và ngày càng phình to, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Nature.

Bộ đôi hành tinh kém may mắn này có kích thước lần lượt khoảng 76% và 87% so với trái đất, nhưng chúng có thể từng lớn hơn gấp nhiều lần. Đây là do ở quá gần sao trung tâm, chúng bị “nướng” liên tục trước sức nóng dữ dội của lớp khí hừng hực, theo suy đoán của các chuyên gia đến từ Đại học Montreal (Canada) và Đại học Toulouse (Pháp). Vì ở quá gần sao khổng lồ đỏ, nhiệt độ bề mặt của chúng lên đến 8.000 độ C. Quay lại trường hợp hệ mặt trời, đến giai đoạn cuối cùng, mặt trời có thể nở rộng đến vị trí của sao Hỏa hiện tại, và kết quả là trái đất sẽ bị nghiền nát trong quá trình này.  

Thụy Miên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.