Các trường đua nhau mở ngành thời thượng trong khi không có một dự báo chính quy về nhu cầu nhân lực trong tương lai; công tác đào tạo của trường cũng còn nhiều vấn đề là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên (SV) ra trường lao đao kiếm việc làm.
|
Chỉ chạy theo thị trường
Thiếu thực hành “Một số trường dạy lý thuyết nhiều, còn thực hành thì không bám sát nhu cầu của những công ty tuyển dụng. Điều này khiến SV ra trường không phù hợp với công việc”. Bà Vũ Thị Lan Anh (Phó trưởng Trung tâm đào tạo và cung ứng lao động Votec) Quan tâm đến hướng nghiệp “Công tác tư vấn hướng nghiệp rất cần thiết. Làm sao để những bạn trẻ được tham quan, tìm hiểu những ngành nghề mình dự định theo học hoặc ra trường làm. Đối với doanh nghiệp, thay vì phải tốn kém cho việc đào tạo lại, cần bắt tay đơn vị cung ứng lao động hoặc nhà trường để đào tạo theo nhu cầu”. Ông Nguyễn Văn Sang (Phó giám đốc Yes Center) Chưa xem trọng dự báo thị trường “Ở Mỹ, dự báo thị trường lao động là khâu quan trọng. Trên cơ sở đó các trường học tập trung vào các ngành có sức hút lớn trong tương lai. Học sinh và phụ huynh cũng tập trung vào các ngành này để mong tìm một công việc tốt sau vài năm nữa. Tuy nhiên ở VN hiện nay, nó không được đặt đúng tầm mức”. Ông Dương Xuân Giao (Giám đốc điều hành Công ty phát triển nguồn nhân lực NetViet) Như Lịch (ghi) |
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty dã ngoại Lửa Việt, cho biết: “Ngành du lịch vẫn cần nhiều nhân lực nhưng là nhân lực có chất lượng. Tôi đi dạy, có em SV hỏi là em không biết gì, không giỏi ngoại ngữ, làm sao xin vào các công ty du lịch lớn? Nhưng không chỉ SV, lỗi còn nằm ở phía nhà trường. Các trường chạy theo kinh doanh, đua nhau kéo SV về mà không cần biết đến chất lượng dạy học”.
Một chuyên gia về tuyển sinh cho rằng SV đua nhau chạy theo ngành thời thượng có lỗi từ công tác hướng nghiệp. Hiện tại đa phần các trường chỉ hướng SV thi vào những ngành học ra trường có thu nhập cao.
Nhưng phải hiểu rằng quá đông người theo học, cơ hội cho từng người sẽ trở nên rất nhỏ. Các trường ĐH, CĐ về trường THPT để hướng nghiệp cũng chỉ chăm chăm giới thiệu về trường, ngành nào đang là thời thượng, dễ đậu, lương cao mà không nói đến nhu cầu của thị trường”.
Giao chỉ tiêu theo nhu cầu nhân lực?
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết: “Việc dự báo nhân lực của trung tâm đã khá tốt nhưng vẫn không đủ mạnh. Lý do là đa phần doanh nghiệp lớn tự xác định nhu cầu nhân lực cho mình, doanh nghiệp vừa và nhỏ ít quan tâm điều này. Việc dự báo nhân lực cũng chưa có đủ điều kiện để làm tốt hơn”.
Theo thạc sĩ Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cần phải thống kê thực trạng và khuyến cáo rộng rãi cung cầu lao động.
Điệp khúc “thừa - thiếu, thiếu - thừa” giữa các ngành, nghề vẫn luôn hiện diện rất rõ trên thị trường lao động. Phải thống kê khả năng đáp ứng của các lĩnh vực, cân đối thừa, thiếu ra sao.
Đây chính là thông tin quan trọng giúp các cơ sở giáo dục rà soát lại quá trình cung ứng lao động. Hơn ai hết, chính người lao động, người sử dụng lao động phải biết thông tin rất quan trọng này. “Nhiều chuyên gia quản lý giáo dục từng có ý kiến chỉ tiêu ngành đào tạo của trường ĐH nên dựa vào nhu cầu lao động. Cơ quan quản lý vĩ mô liên bộ, liên ngành tăng cường những cuộc khảo sát điều tra, dự báo xu hướng biến động về nhu cầu của từng lĩnh vực ngành nghề và công bố rộng rãi. Nhà trường, thí sinh và xã hội đều biết các thông tin này. Như thế sẽ góp phần điều chỉnh sự mất cân đối cung - cầu lao động”, ông Lý nói.
27% SV không tìm được việc vì ngành học không phù hợp
Một khảo sát do Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg của CHLB Đức thực hiện, công bố vào tháng 12.2011 cho thấy: Trong số gần 3.000 SV đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng; 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp thị trường, 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo. Gần 50% SV nghĩ sẽ làm trái ngành Đó là một kết quả trong đề tài nghiên cứu Eureka 2011 “Tìm hiểu những dự định về việc làm của các bạn SV sau khi học xong và các yếu tố ảnh hưởng”, của Nguyễn Ngọc Đô - khoa Xã hội học và công tác xã hội Trường ĐH Mở TP.HCM. Khảo sát từ 250 SV năm cuối thuộc 5 trường ĐH, CĐ, TC trên địa bàn TP.HCM, cho thấy: gần 50% số SV được hỏi nghĩ sẽ làm trái với ngành được học và trên 80% cho rằng chuyện làm trái với ngành được học là điều bình thường. Đ.N - N.L |
Ngành “ăn” không hết, ngành “lần” không ra Ở một số ngành nghề, nhà tuyển dụng tìm “đỏ con mắt” cũng không đủ ứng viên. Ngược lại, có những lĩnh vực hồ sơ xin việc chất chồng nhưng lại ít được ngó ngàng. Chỉ vào dãy bàn chứa những tập hồ sơ xin việc dày cộp, chị Kim Phụng, cán bộ Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm Thanh niên TP.HCM (Yes Center) nói: “Đây là số hồ sơ của ứng viên tồn đọng, đa số liên quan đến những ngành nghề: kế toán (đặc biệt bậc trung cấp), bán hàng, văn phòng, hóa thực phẩm…”. Trong khi đó, cũng tại Yes Center, những lĩnh vực đang có nhu cầu cao nhưng nguồn cung luôn luôn bị thiếu là: thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật, thợ cơ khí - điện, nhân sự cao cấp... Bà Hà Huệ Chi, Giám đốc Marketing và Operations của VietnamWorks, chia sẻ thông tin: “Theo báo cáo nhân lực trực tuyến gần đây, những ngành như nhân sự, hành chính/thư ký, xuất - nhập khẩu luôn có mức độ cạnh tranh cao nhất. Có nghĩa là số lượng hồ sơ dự tuyển trung bình cho mỗi vị trí trong ngành này luôn cao nhất trong tất cả các ngành nghề. Điều này cho thấy nguồn cung cho thị trường nhân lực trực tuyến trong những ngành này luôn phong phú”. Phó trưởng Trung tâm đào tạo và cung ứng lao động Votec, bà Vũ Thị Lan Anh nhìn nhận: “Lao động ở ngành cơ khí và điện công nghiệp (bậc nghề) luôn bị thiếu hụt”. Bà Lan Anh cho hay vào khoảng tháng 6, tháng 7 hằng năm, Trung tâm Votec nhận điện thoại tới tấp từ những đơn vị tuyển dụng về hai ngành trên. Thậm chí, có những doanh nghiệp đề nghị học viên chưa tốt nghiệp qua công ty họ thực tập, sau đó nhận vào làm luôn. Thế nhưng, cung vẫn không đáp ứng nổi cầu. Tại Văn phòng giới thiệu việc làm Thanh niên (thuộc Hội LHTN VN) ở TP.HCM, chúng tôi gặp Ngọc Hạnh, tỉnh Tiền Giang, đang tìm việc thời vụ cuối năm. Hạnh rầu rĩ kể rằng hơn 5 tháng sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở một trường ĐH lớn, cô vẫn chưa tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Hạnh cho hay, một số người bạn của cô cũng bị “vỡ mộng” vì lúc đăng ký học không nắm rõ thông tin, cứ tưởng nghề này vẫn còn “thời thượng”. Theo ông Dương Xuân Giao, Giám đốc điều hành Công ty phát triển nguồn nhân lực NetViet, rất nhiều ngành ở VN không có đào tạo chuyên sâu nên rất khan hiếm lao động. Chẳng hạn, ở lĩnh vực quản trị sản xuất, thị trường lao động hiện khó tìm thấy những ứng viên là chuyên viên chuỗi cung ứng (supply chains - tìm nguồn hàng, mua hàng, vận chuyển hàng đến nơi sản xuất, lưu kho nguyên vật liệu và thành phẩm, vận chuyển thành phẩm đến nơi bán). Ngay cả ngành CNTT, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng đội ngũ CNTT ở mức độ trung - cao như kỹ thuật viên hệ thống CISCO, lập trình viên Oracle… Như Lịch |
Đăng Nguyên
Bình luận (0)