Nhiều ý kiến của các nhà khoa học đã báo động việc nhiều di tích lịch sử bị làm sai lệch tại cuộc hội thảo về xây dựng nguồn nhân lực trong bảo tồn di tích ở Việt Nam ngày 10.1 tại Hà Nội, do Viện Bảo tồn di tích tổ chức.
GS-TS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, cho biết với 3.200 di tích cấp quốc gia và hàng vạn di tích cấp tỉnh đã và chưa được xếp hạng, hiện nay, phần lớn những người làm bảo tồn di tích không được đào tạo chuyên sâu về bảo tồn, tính chuyên nghiệp chưa cao nên đã dẫn đến việc “nghiệp dư hóa công tác bảo tồn”. Nói về về việc một số di tích lịch sử được các nhà bảo tồn “phỏng dựng” thời gian qua, GS Tiêu đặt câu hỏi: “Trong luật Di sản văn hóa của Việt Nam, cũng như trong các công ước về di sản thế giới không dùng khái niệm “phỏng dựng”, nhưng hiện nay một số địa phương đang làm việc này, vậy luật Di sản sẽ giải quyết ra sao? Khi một di tích chỉ phát hiện được nền móng, không có tư liệu khoa học về kiến trúc bên trên, liệu có cơ sở để phục dựng không?”.
|
Theo GS Tiêu, cần phân biệt rạch ròi sự khác biệt về nguyên tắc và bản chất giữa hoạt động bảo tồn di tích với việc dựng mới một công trình tín ngưỡng tôn giáo theo thức kiến trúc truyền thống (như đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, chùa Bái Đính ở Ninh Bình). Nếu bảo tồn di tích mà biến “chùa Nôm không còn của làng Nôm”, biến “di tích thành công viên”, “tu bổ tháp Chăm thành vườn hoa” thì liệu còn là di sản nữa hay không?
Nỗi buồn Lạc Long Quân và Mỵ Châu
Tượng Vua Hùng, Lạc Long Quân lại tạc đầu đội mũ cánh chuồn, mặc long bào, chân đi hia, mắt xếch, rất giống với các vua thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh của Trung Quốc |
||
GS-TS Hoàng Văn Khoán |
||
Phá hoại!
Cũng với tâm trạng bức xúc, một chuyên gia bảo tồn khá nổi tiếng là PGS-TS Trần Lâm Biền cho rằng: Thời gian qua, có một số di tích lịch sử - văn hóa đã bị tôn tạo sai lệch tới mức có thể gọi là phá hoại di tích chứ không thể gọi là tu bổ di tích. Ông Biền nhận định khi tu bổ di tích, người tu bổ phải có kiến thức lịch sử và kiến trúc dân tộc học cũng như phải tôn trọng niên đại di tích được xây dựng, chứ hiện nay người ta làm rất tùy tiện. Ông Biền dẫn chứng: “Có một vị nay là PGS-TS hẳn hoi nhưng đã phá hoại lịch sử qua việc tu bổ di sản văn hóa Chùa Mui khi chùa này của thời Mạc, nên không bao giờ có “tầu mái” cả, nhưng vị PGS-TS này đã đưa “tầu mái” vào di tích này và cãi lấy được là “cần phải bảo vệ nó”.
Ông Biền nêu ra một thực tế chua xót: “Nếu nhìn vào những di tích được tu bổ từ xưa đến nay, bảo họ làm đúng chưa thì tôi xin thưa thật rằng chưa một di tích nào được tu bổ chính xác 100%. Vấn đề là hiện nay, người ta đến với di tích không phải ở tình yêu thiết tha với truyền thống cha ông để lại. Nhiều người đi tu bổ di tích mới chỉ dăm năm đã có ô tô đi ngay. Vậy vấn đề bảo tồn di tích hiện nay là chúng ta phải đào tạo một cách cẩn thận những người làm công tác tu bổ di tích: đào tạo thầy trước rồi đào tạo trò sau, đào tạo đúng cái đích cần đến và phải đưa trò đi đào tạo thực tế ở các di tích cần tu bổ”.
Việt Chiến
Bình luận (0)