>> Kỳ 3: Khám phá mới về kim tự tháp
Điều thú vị nhất với các kim tự tháp là khi các nhà khoa học toan tính tìm kiếm xem trên trái đất số lượng của chúng là bao nhiêu.
Với sự trợ giúp của chụp ảnh từ trên không, hiện các nhà khoa học đếm được 409 kim tự tháp, còn lại 1.300 điểm khác có thể là kim tự tháp, có thể là những mỏm đồi hoang dại.
Đưa tất cả các kim tự tháp lên bản đồ, Trưởng nhóm khảo cổ “Stalker” Aleksandr Petykhov (Nga) nhận thấy chúng được xây dựng trên một mặt cắt khá rõ ràng. Phần lớn các kim tự tháp phân bố bên trong vĩ tuyến 40 độ ở bán cầu nam và bắc. Chúng được phân bố khá tập trung theo cụm ở từng địa danh. Nhóm nhiều kim tự tháp nhất nằm dọc theo dòng sông Nile, chảy qua Ai Cập và Sudan. Nhóm thứ hai ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nhóm thứ ba ở trung và nam Mexico, ở biên giới Peru - Brazil và ở phía nam châu Úc. Tại châu u kim tự tháp có ở Slovenia, Ý, Hy Lạp và ở bờ biển châu Phi (quần đảo
Canaria)... Quả là thú vị khi có vài kim tự tháp lại phân bố trên một số đảo ở Thái Bình Dương. Đây là các đảo nhỏ - không phải chỗ thích hợp để xây kim tự tháp. Các nhà địa - khảo cổ học cho các đảo này (Samoa, Tonga và French Polynesia), trước đây là một phần của đất liền, bị tách ra, rồi trôi dạt cách nay không lâu.
|
“Kim tự tháp chủ yếu được xây dựng bằng đá tảng - Aleksandr Petykhov nói - Chúng đảm bảo tính bền vững, ổn định khi trải qua một thời gian dài của các biến động về địa chất. Có lẽ chính vì thế mà tại một số đảo ở Thái Bình Dương vẫn tồn tại kim tự tháp, trong khi số khác đã chìm vào lòng biển”.
Phân tích các thông tin thu thập được, Petykhov đưa ra giả thiết sau: Tất cả các kim tự tháp còn sót lại cho đến ngày nay, cần phải được xem xét như một phần của hệ thống toàn cầu, được xây dựng không chỉ phục vụ cho chính quyền nào đó, mà cho tất cả loài người thời cổ đại để tránh các thảm họa thiên tai. Không loại trừ các công trình này với sự trợ giúp các thiết bị kỹ thuật lắp đặt bên trong, chạy bằng năng lượng hạt nhân, có chức năng của một đài (trạm) quan trắc khí tượng, kiểm soát theo dõi toàn bộ tình hình địa chấn trên toàn cầu.
“Trong khi chúng ta chưa đánh giá và nhận biết hết các công năng của kim tự tháp, nhưng thông qua các đài quan trắc này mà nhân loại tránh được các trận động đất hoặc sóng thần - Petykhov nói - Giả thiết này đã được kiểm chứng trên bản đồ có phân bố kim tự tháp và bản đồ ranh giới các mảng kiến tạo trái đất (*). Phần lớn các kim tự tháp được xây dựng gần ranh giới của các mảng kiến tạo. Chính các va đập giữa các mảng kiến tạo này tạo nên những trận động đất”. Và đây là cách để người xưa kiểm soát quá trình thay đổi kiến tạo địa chất trong khu vực nói riêng cũng như trên toàn cầu nói chung”.
Nhà sử học Nga - Mikhail Kostinsky ủng hộ giả thiết này: “Nhóm các kim tự tháp Giza, Ai Cập, dường như là quần thể thống nhất, được xây dựng để thực hiện một mục đích chung. Tôi đã tham gia vào một cuộc thí nghiệm và nhận thấy: Các xung động do các lớp địa chất tạo ra từ kim tự tháp của pharaoh Cheops lại được các kim tự tháp của Khafre và Menkaura gần đó tiếp nhận. Đây là sự tương tác, phối hợp đồng bộ của tất cả kim tự tháp trong hệ thống thống nhất này. Trong trường hợp này, hệ thống bao gồm 3 kim tự tháp lớn nhất Ai Cập hoạt động giống như radar quan sát địa chấn hay đài giao thoa ghi nhận các biến động xấu của mảng kiến tạo trái đất”.
Một câu hỏi đặt ra là: Nếu như kim tự tháp có chức năng như thế thì ngày nay tại sao chúng ta không ghi nhận các thay đổi trong nó khi có địa chấn? Tại sao các đài quan sát giờ đây không hoạt động nữa? Ngay cả khi trong vòng vài chục năm qua đã có những trận động đất tới 9 độ Richter?
“Ngày nay các kim tự tháp không còn là một hệ xây dựng hoàn chỉnh và không còn là hệ thống có thể hoạt động - Petykhov khẳng định - Chúng đã bị phá hoại toàn bộ. Điều này diễn ra không phải là do đạo chích hay du khách mà là do chính các pharaoh. Theo lệnh của các pharaoh, có thể các thiết bị trong kim tự tháp bị tháo dỡ, vứt ra ngoài”. Theo các nhà khoa học, chính điều này khiến mối liên hệ giữa các kim tự tháp bị phá bỏ. Nói một cách ví von, bên ngoài chúng giống như chiếc máy bay, nhưng máy móc bên trong bị tháo dỡ và không thể cất cánh.
Các nhà khảo cổ học khẳng định: Nếu quan sát bên trong kim tự tháp thường xuyên hơn thì nó không giống nơi chôn cất pharaoh mà giống một tổ hợp kỹ thuật. Ở nơi mà người ta gọi là hầm mộ có thể là chỗ đặt các dụng cụ đo lường, hệ thống máy tính hay các máy phát năng lượng. Tất cả các đường đi, đường dẫn bên trong đều nhỏ, hẹp nên không dành cho tang lễ. Đây có thể là lối dẫn đến các hầm chứa máy móc kỹ thuật.
Giải mã các bí ẩn của kim tự tháp nhiều khi phải mang tính phỏng đoán. Ngay cả các nhà khảo cổ, các nhà lịch sử chuyên về Ai Cập cũng không nghĩ đến công năng khác của các kim tự tháp. Bởi khi tiếp cận chúng, họ chỉ sử dụng các kiến thức xã hội mà không hề được trang bị kiến thức tự nhiên để đưa ra các phân tích như các kỹ sư.
Tạm thời cho giả thiết của các nhà khoa học Nga nêu trên là đúng thì ai là người thiết kế các kim tự tháp? Ai là người xây dựng chúng? Có phải đó là tổ tiên của chúng ta - những người da đen? Hay đó là ai khác? Các nhà khoa học giờ mới bắt đầu tìm tòi dữ liệu để trả lời cho các câu hỏi này.
Hoàng Hoài Sơn
(*) Mảng kiến tạo (địa tầng kiến tạo) là một phần của lớp vỏ trái đất (thạch quyển). Bề mặt trái đất chia ra thành bảy mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ. Các mảng kiến tạo có độ dày khoảng 100 km, bao gồm hai loại vật liệu cơ bản: lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa. Nằm dưới cùng là một lớp tương đối dẻo của lớp phủ được gọi là quyển mềm, nó chuyển động liên tục…
Bình luận (0)