Mặc dù đây là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống nhưng hiện nhiều học sinh (HS) vẫn chưa được học.
Phụ huynh cũng lúng túng
Đại đa số phụ huynh đều biết rằng giáo dục tài chính (GDTC) cho thanh thiếu niên là rất cần thiết nhưng họ cũng rất lúng túng không biết dạy con như thế nào, vì chính bản thân họ cũng chưa từng được dạy cách quản lý tài chính cá nhân. Đó là nhận định của đại diện Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại buổi giới thiệu dự án GDTC giai đoạn 3 (từ 1.11.2011-15.6.2012) gần đây tại TP.HCM.
Cũng theo đại diện tổ chức trên, khi được cha mẹ cho nhiều tiền mà không kèm theo hướng dẫn, nhiều HS dễ xem nhẹ đồng tiền. Các em thường chi tiêu theo ham muốn, sở thích và sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua sắm mà không đắn đo, lo nghĩ. Ở chiều hướng ngược lại, một số em tỏ ra khá thờ ơ với những vấn đề liên quan đến tiền bạc vì cho rằng chỉ cần tập trung vào việc học, còn lại mọi chuyện khác đã có cha mẹ lo.
|
Phải giáo dục HS bước vào đời với đầy đủ những kỹ năng sống, trong đó GDTC là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết |
||
Ông Nguyễn Hoài Chương Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM |
||
Chậm còn hơn không
“Sau một đời làm công tác giáo dục, tôi rút ra rằng: Làm giáo dục là dạy những gì HS cần. Phải giáo dục HS bước vào đời với đầy đủ những kỹ năng sống, trong đó GDTC là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết”, ông Nguyễn Hoài Chương - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã bộc bạch những lời tâm huyết trên.
“Giải ngân” Tiền lì xì Chỉ có 18/200 HS được khảo sát (chiếm tỷ lệ 9%) dùng số tiền lì xì để tiết kiệm. Còn lại, các em chi cho việc ăn uống, đi chơi, mua quần áo/ quà tặng (Trích khảo sát năm 2010 từ 200 HS trường THPT Marie Curie và Nguyễn Du, TP.HCM của Tổ chức Cứu trợ trẻ em) |
Để bạn trẻ có thể thẩm thấu sâu hơn về những tiết học GDTC, những đơn vị điều phối chương trình chọn một số trường để tổ chức sự kiện, qua đó giúp HS thực hành quản lý chi tiêu thông minh. Chị Bạch Lan - Trợ lý thanh niên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, chia sẻ: “Thực tế, giáo viên rất cực để tổ chức những sự kiện giúp HS áp dụng bài học thông qua trò chơi, tình huống. Không chỉ HS mà cả giáo viên cũng được hưởng lợi từ chương trình GDTC, đó là biết tiết kiệm, biết cách chi tiêu tốt hơn so với trước đây”.
Ông Nguyễn Đình Thịnh cho rằng về lâu dài, khi bạn trẻ biết được giá trị đồng tiền, biết quản lý, cân đối chi tiêu, tiết kiệm… sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc cho hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, GDTC còn giúp bạn trẻ có thể chủ động đương đầu với những thách thức trong cuộc sống. Ông Thịnh chia sẻ: “Trước khi GDTC cho HS trong trường, chúng tôi phải đưa vấn đề cho tiền như thế nào là đúng mức ra hội nghị cha mẹ HS để thảo luận. Bởi lẽ, gia đình là một môi trường HS thường xuyên thực hành cách chi tiêu”.
Như Lịch
Bình luận (0)