Máy in 3D tạo xương hàm dưới

11/02/2012 03:08 GMT+7

Lần đầu tiên trên thế giới máy in 3D đã được sử dụng để tạo ra phần xương hàm dưới dùng giải phẫu cấy ghép cho một bệnh nhân cao tuổi.

Lần đầu tiên trên thế giới máy in 3D đã được sử dụng để tạo ra phần xương hàm dưới dùng giải phẫu cấy ghép cho một bệnh nhân cao tuổi.

Chiếc hàm nhân tạo làm bằng titanium này là sản phẩm hợp tác của Công ty LayerWise và Trường đại học Hasselt (Bỉ). Xương hàm được mang đến Hà Lan để thực hiện việc giải phẫu cấy ghép cho một cụ bà vào hồi cuối tháng 6 năm ngoái. Bà này bị viêm tủy xương dẫn đến nhiễm trùng và gần như hủy hoại toàn bộ phần xương hàm dưới.

 

Hàm được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị tia laser có độ chính xác cao để hợp nhất bột mịn titanium thành từng lớp một mà không cần chất keo hoặc chất kết dính lỏng. Hãng LayerWise gọi đây là tiến trình sản xuất theo kiểu bồi đắp dần (AM), sản phẩm giúp phục hồi thẩm mỹ khuôn mặt bệnh nhân này được hoàn thành chỉ sau vài giờ.  Nó còn mang lại cho bệnh nhân lớn tuổi này giọng nói và khả năng nuốt gần như bình thường.

Nếu phẫu thuật theo kiểu cũ thì bệnh nhân phải nằm viện ít nhất là 14-28 ngày, trong khi điều trị theo cách mới chỉ cần 4 ngày là đã được về nhà. Giáo sư Jules Poukens thuộc Đại học Hasselt cho biết phương cách điều trị mới là một màn trình diễn ngoạn mục. Đây là lần đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công cấy ghép toàn bộ xương hàm dưới. Phẫu thuật cấy ghép này tích hợp nhiều chức năng khác như làm căng da mặt, đắp thêm phần cơ và đường dẫn cho các sợi thần kinh hàm dưới.

Báo Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Peter Mercelis, Giám đốc điều hành LayerWise cho biết kim loại sản xuất theo phương pháp AM sẽ rất quan trọng đối với phẫu thuật cấy ghép trong y tế. Phương thức in 3D sẽ cho ra các sản phẩm AM rất phức tạp và chính xác theo các bộ phận của cơ thể.

Tạ Xuân Quan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.