Cuộc thi thơ - nhạc Đây biển Việt Nam do báo điện tử VietNamnet phối hợp cùng Hội Nhà văn VN, Hội Nhạc sĩ VN tổ chức đã khép lại với 1.500 tác phẩm thơ - nhạc dự thi và 23 giải thưởng được trao.
m vang của cuộc thi sẽ còn đọng lại cùng năm tháng như lời nhận định của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp Các hội VHNT toàn quốc, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Giám khảo (BGK) thơ: "Với cuộc thi này, tình yêu Tổ quốc lại được dịp thổi bùng lên qua những nhiệt huyết và trách nhiệm, qua những cảm xúc thơ vừa nguồn cội, vừa thiết tha, mới mẻ. Tôi thực sự bị chấn động bởi vẻ đẹp của sự chân thành. Nó tươi rói với biết bao nhiêu thầm thì quyến rũ. Cuộc thi đã thực sự mang lại nhiều đóng góp mới cho tình hình thơ ca Việt hiện nay". Nhà thơ Trần Đăng Khoa, thành viên BGK nhận xét: “Cuộc thi đã thực sự tạo ra một cơn lốc về sáng tác, cắm cột mốc chủ quyền bằng tinh thần, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu biển đảo cực kỳ sâu sắc trong lòng văn nghệ sĩ”.
|
Trong đêm công diễn các tác phẩm được giải (19.2), nhà thơ Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) đại diện cho các tác giả thơ đoạt giải lên đọc bài thơ Tổ quốc bên bờ biển cả. Nhận định về các bài thơ đoạt giải, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN đánh giá:
Cuộc thi đã thực sự tạo ra một cơn lốc về sáng tác, cắm cột mốc chủ quyền bằng tinh thần, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu biển đảo cực kỳ sâu sắc trong lòng văn nghệ sĩ
|
|
Nhà thơ Trần Đăng Khoa |
“Bài thơ Tổ quốc bên bờ biển cả của Nguyễn Việt Chiến đã tiếp nối mạch thơ Tổ quốc nhìn từ biển của anh trước đó, khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước với niềm xúc động thật lớn lao và có thể coi đây gần như một bản tuyên ngôn của thi ca yêu nước với khát vọng hòa bình của dân tộc VN. Còn bài thơ Tổ quốc ba nghìn cây số biển của Nguyễn Ngọc Phú đã khắc họa đời sống biển với tất cả nỗi vất vả của người dân để sinh tồn cùng đất nước. Sự hy sinh của người lính ở Trường Sa cũng được khắc họa phần nào trong bài thơ Mộ gió của Trịnh Công Lộc với lòng kiêu hãnh về tình yêu Tổ quốc. Bài thơ được giải của Phan Hoàng (TP.HCM) đưa những suy tưởng về biển cả đã tạo nên vẻ đẹp trong sự gắn kết của con người với đại dương. Còn Ngô Minh, với bài thơ của mình về những lớp học của trẻ thơ trên miền đảo xa đã khẳng định ở đâu tiếng Việt vang lên thì đấy là tiếng nói của dân tộc này. Nhìn chung, các bài thơ đoạt giải đã tạo nên một vẻ đẹp mới của giá trị thi ca khi nội dung nghệ thuật không phản ánh cái “tôi” nhỏ bé mà hướng tới vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc”.
Nhận xét về các tác phẩm âm nhạc đoạt giải của cuộc thi này, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN cho biết: “Đây là cuộc vận động sáng tác âm nhạc lớn nhất trong thời gian qua khi có tới hơn 400 tác phẩm âm nhạc dự thi mang hơi thở dạt dào của tình yêu quê hương, đất nước. Với chủ đề rất rộng, không chỉ nói về các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo, các tác phẩm âm nhạc còn đề cập tới tình yêu và đời sống cần lao của những ngư dân đang ngày đêm bám biển. Các tác phẩm âm nhạc dự thi rất đa dạng, đề tài rộng, góc nhìn mở, phản ánh tình yêu sâu sắc với biển đảo quê hương”.
Thảo Chi
Bình luận (0)