Phát hiện chim cánh cụt khổng lồ thời tiền sử

08/03/2012 15:12 GMT+7

Các nhà khoa học tìm ra hai loài chim cánh cụt khổng lồ thời tiền sử. Đây là hai loài chim cánh cụt mới, đã tuyệt chủng và khác hoàn toàn so với các loài chim cánh cụt đang tồn tại hiện nay.

Các nhà khoa học tìm ra hai loài chim cánh cụt khổng lồ thời tiền sử. Đây là hai loài chim cánh cụt mới, đã tuyệt chủng và khác hoàn toàn so với các loài chim cánh cụt đang tồn tại hiện nay.

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, các nhà khoa học có được mẫu xương của hai loài chim cánh cụt “mảnh dẻ” khổng lồ đã tuyệt chủng. Hai loài chim cánh cụt này từng sinh sống ở New Zealand 25 triệu năm trước.

Nhiều thập kỷ qua, nhà sinh vật học Ewan Fordyce thuộc trường đại học Otago, New Zealand, đã có những phát hiện quan trọng trên xương động vật trong quá trình tìm kiếm hóa thạch cá voi và cá heo.

Gần đây, một nhóm các nhà khoa học dựa vào mô hình loài chim cánh cụt cổ xưa để phục hồi nguyên vẹn một bộ xương. Loài này đại diện cho cả hai loài chim cánh cụt có nhiều điểm khá tương tự nhau.

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Dan Ksepka-nhà sinh vật học thuộc trường đại học bang North Carolina cho biết, “bộ xương được ghép thành một cách khá hợp lý. Nó không giống với bất kỳ loài chim cánh cụt nào còn tồn tại ngày nay”.

Mỗi loài chim cánh cụt cổ xưa mới được đặt tên không có thân mình tròn như loài chim cánh cụt hiện đại mà chúng có ngực hẹp, chân chèo thon, dài và mỏ hẹp phù hợp với việc bắt cá.

Với chiều cao 1,3 mét, chim cánh cụt cổ xưa cao hơn tất cả các loài chim cánh cụt đang sống hiện nay.

Ở thời đại của loài chim cánh cụt cổ xưa, New Zealand ngập trong nước, chỉ một số hòn đảo nhỏ nổi lên. Nơi đây có nguồn thức ăn phong phú, chính là môi trường sống thuận lợi cho các loài các loài chim.

Nhà khoa học Ksepsa đã hình dung ra cảnh tượng rất đông những con chim cánh cụt khác nhau tụ tập trên các vùng đất nhiều đá xa xôi.

Liên tưởng đến quê hương của những con chim cánh cụt cổ xưa, đội các nhà khoa học đặt tên cho hai loài mới là Kairuku waitaki và Kairuku grebneffi. Từ “Kairuku” theo ngôn ngữ của người bản địa Maori ở New Zealand nghĩa là “người thợ lặn trở về với nguồn thức ăn”.

Việc khám phá ra hai loại chim cánh cụt cổ xưa này giúp các nhà khoa học có thêm những hiều biết mới về các loài chim cánh cụt khổng lồ ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Theo Tiền Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.