(TNO) Ngày 19.3, Hội sách TP.HCM lần thứ 7 - 2012 đã chính thức khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám. Xen kẽ trong hàng trăm quầy sách là nhiều đầu sách, báo và tạp chí thuộc hàng “độc” lần đầu được giới thiệu đến công chúng.
>> Hội sách TP.HCM 2012
>> Thay đổi chương trình Hội sách TP.HCM
>> Những cuốn sách bán chạy nhất ở Hội sách TP.HCM 2010
>> Hơn 20 triệu bản sách tại Hội sách TP.HCM 2010
>> Hội sách TP.HCM lần 6: “Nóng hổi”... văn chương Việt
Thanh Niên Online xin điểm qua một số tựa sách độc đáo được giới thiệu tại Hội sách TP.HCM năm nay.
1. Monographie Dessinée De L’indochine: Tonkin (Tập 1 - 3)
Bộ sách do Nhà xuất bản P.Paul Geuthner phát hành năm 1938 bằng ngôn ngữ tiếng Pháp.
Nội dung: Bộ sách bao gồm tranh vẽ của sinh viên Trường Mỹ thuật Gia Định về phong cảnh, văn hóa, phong tục tập quán của người dân Bắc bộ vào những năm 30 của thế kỷ 20.
2. Gia Định Báo
Đây là tờ báo đầu tiên của Việt Nam được in bằng chữ quốc ngữ, ra đời vào năm 1865 tại Sài Gòn.
Giám đốc người Việt đầu tiên: Trương Vĩnh Ký.
Chủ bút: Huỳnh Tịnh Của.
3. Hoàng Nữ Phố, bộ sách gồm 3 quyển
Bộ sách được viết tay bằng ngôn ngữ Hán - Nôm, và năm xuất bản là khoảng từ 1885 - 1888.
Nội dung: Bộ sách ghi chép đầy đủ tiểu sử tất cả các công chúa từ thời chúa Nguyễn đến thời các vua triều Nguyễn. Mỗi tiểu sử ghi con của chúa nào, vua nào, tên mẹ, chức vụ chồng, huy hiệu và phần mộ.
4. Hải Thượng Lãn Ông y tâm tông tĩnh
Tác giả biên tập: Vũ Xuân Hiên.
Viết tựa: Lê Đình Diên.
Sách được xuất bản 1866 bằng ngôn ngữ Hán - Nôm.
Nội dung: Đây là bộ sách thuốc ghi cách chẩn bệnh, chữa trị các loại bệnh như ngoại cảm, bệnh đậu mùa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa…
5. Bộ sách Hoàng Triều Ngọc Điệp, gồm 3 quyển
Đây là bộ sách viết tay với quyển 1 và 2 được viết trong khoảng năm 1841 - 1848. Quyển 3 được viết trong khoảng năm 1885 - 1888. Cả ba đều được thể hiện bằng ngôn ngữ Hán - Nôm.
Nội dung bộ sách ghi chép đầy đủ tiểu sử các vị chúa và vua triều Nguyễn.
6. Bộ sách Hoàng Luật Việt, gồm 22 tập
Bộ sách do Quốc Sử Quán ấn hành năm Gia Long thứ 12 (tức năm 1813) bằng ngôn ngữ Hán - Nôm.
Nội dung: Đây là bộ sách luật của nước ta thời nhà Nguyễn.
7. Bộ sách Hoàng Triều Tôn Phổ Tiền Biên, gồm 2 quyển
Đây là bộ sách viết tay được lưu trữ, xuất bản vào khoảng đầu thế kỷ 20 bằng ngôn ngữ Hán - Nôm.
Nội dung: Bộ sách ghi chép đầy đủ tiểu sử của 13 đời dòng họ Nguyễn Phước, Nguyễn Hoàng. Ngoài ra, còn ghi thêm tên Nôm đương thời của các doanh nhân, địa danh, các dạng chữ Nôm của các thế kỷ trước.
8. Đại Nam Đồng Văn Nhật báo
Đây là ấn phẩm thuộc thể loại tạp chí Hán Nôm. Hiện đang được lưu trữ tại Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM với các ẩn phẩm từ năm 1891 - 1901; và từ năm 1904 - 1907.
9. Tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Huế
Ra đời năm 1914 và đình bản năm 1944 với 31 tập và 15 nghìn trang ấn bản, tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Huế là một nguồn tư liệu rất phong phú, nghiên cứu về Huế và có thể xa hơn là trong phạm vi cả nước về các mặt địa lý, lịch sử, nghệ thuật, ngôn ngữ, dân tộc học…
10. Nam Phong tạp chí
Được lưu trữ trong thư viện từ số của năm 1917 đến năm 1934.
11. L’art Vietnamien
Tác giả: Louis Bezacier, được xuất bản tại Paris, do nhà xuất bản Ed.de PUnion Francaise bằng ngôn ngữ tiếng Pháp.
Nội dung: Nghệ thuật Việt Nam, kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật an tang, kiến trúc quân sự, kiến trúc đình chùa.
12. Bộ sách Đại Nam Quấc m Tự Vị, gồm 2 tập
Tác giả: Huỳnh Tịnh Của, xuất bản vào năm 1895 tại Sài Gòn do nhà xuất bản Rey, Curiol; bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
Nội dung: Đây là bộ tự điển giải nghĩa bằng tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, chứa rất nhiều từ ngữ xưa, các loại cây thảo mộc và các loại thú của nước ta ở khu vực Nam Bộ.
13. La Musique Vietnamienne Traditionnelle của tác giả, Giáo sư Trần Văn Khê, được xuất bản tại Paris (Pháp) vào năm 1958 bằng tiếng Pháp.
Nội dung: Luận về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, các loại nhạc cụ, dàn nhạc, hát ả đào, nhạc cung đình, cải lương…
Khánh Long
Bình luận (0)