Robot sứa

23/03/2012 03:32 GMT+7

Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã tạo ra loại robot sứa và đặt tên là robotjelly. Không chỉ hoạt động một cách uyển chuyển, lý tưởng để sử dụng cho việc tìm kiếm, cứu hộ dưới nước mà về mặt lý thuyết, loại robot này còn có khả năng khai thác hydrogen của môi trường để làm nhiên liệu hoạt động.

Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã tạo ra loại robot sứa và đặt tên là robotjelly. Không chỉ hoạt động một cách uyển chuyển, lý tưởng để sử dụng cho việc tìm kiếm, cứu hộ dưới nước mà về mặt lý thuyết, loại robot này còn có khả năng khai thác hydrogen của môi trường để làm nhiên liệu hoạt động.

Được thiết kế từ một tập hợp các vật liệu thông minh bao gồm các ống nano carbon có thể thay đổi hình dạng hoặc kích cỡ, nhờ vậy robotjelly có thể bắt chước chuyển động tự nhiên của một con sứa khi được đặt vào bể nước. Robotjelly còn được trang bị vật liệu như chất xúc tác giúp nó có thể thu được hydro trong nước. Tadesse Yonas, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết: “Theo hiểu biết của chúng tôi thì đây là thành công đầu tiên cho việc cung cấp năng lượng để một robot hoạt động dưới nước, bằng cách sử dụng hydro bên ngoài”.

 

Sứa là loài động vật không xương sống khá lý tưởng để làm hình mẫu cho thiết kế robot vì cách di chuyển của nó. Sứa có thể bơi lững lờ đồng thời cũng có thể tạo phản lực để tiến nhanh về phía trước. Phần cơ thể chính của sứa có hình dạng như một chiếc ô mà bên trong như một cái chuông. Sứa thu nước vào trong rồi đóng phần trên của chuông lại, tống nước ra ngoài để tạo phản lực tiến về phía trước, khi đã xong nhiệm vụ chuông lấy lại hình dạng ban đầu. Hoạt động này được mô phỏng trong robotjelly bằng cách sử dụng loại vật liệu thông minh “nhớ” được hình dạng ban đầu, được bọc bởi lớp nano carbon và lớp bột bạch kim đen. Năng lượng cho robot hoạt động là nhiệt thu được qua phản ứng giữa hydro, ô xy và lớp bạch kim trên bề mặt của nó. Nhiệt phát ra sẽ cung cấp cho những cơ bắp nhân tạo của robot làm cho nó có thể biến đổi thành các hình dạng khác nhau.

Robotjelly đã được hoạt động thử nghiệm trong bể nước. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu để đạt được các mục tiêu đề ra.

Tạ Xuân Quan
(theo Physorg)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.