Phát hiện loài sóc răng nanh cổ xưa

24/04/2012 15:46 GMT+7

Các nhà khoa học mới đây phát hiện hóa thạch của loài sóc răng nanh cổ xưa ở Argentina.

Các nhà khoa học mới đây phát hiện hóa thạch của loài sóc răng nanh cổ xưa ở Argentina.

Loài sóc cổ xưa này được đặt tên Cronopio dentiacutus, có mõm hẹp và răng nanh dài khoảng 20 cm. Nó sử dụng răng để bắt côn trùng.

Theo kết quả nghiên cứu, sóc Cronopio tồn tại trong kỷ băng hà, cùng thời kỳ với các loài khủng long, do đó, nó được công nhận là loài động vật có vú xuất hiện sớm thứ hai trên Trái đất.

 
Sóc răng nanh

Phát hiện mới này cung cấp cho các nhà khoa học cách nhìn sâu sắc hơn về lịch sử của những loài động vật có vú đầu tiên.

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy hộp sọ hoàn chỉnh của loài này năm 2002 bên ngoài một ngôi làng ở khu vực nông thôn phía bắc Argentina. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, hộp sọ dính đầy đất đá và chưa thể nhận dạng.

Năm 2005, sau khi loại bỏ hết các lớp đất đá, hộp sọ được các nhà khoa học nhận định là hóa thạch của loài sóc răng nanh thời tiền sử.

Cả khủng long và động vật có vú đều xuất hiện vào cuối kỷ Triassic, cách đây 220 triệu năm.

Khi khủng long tuyệt chủng 65 triệu năm trước đây, động vật có vú bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, hóa thạch của động vật có vú cổ xưa vẫn còn rất hiếm.

Từ nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện thêm một chi của loài động vật có vú, tồn tại hàng triệu năm trong khoảng thời gian từ 65 triệu năm đến 220 triệu năm trước đây.

Theo Tiền Phong 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.