Theo báo Daily Mail, đạt được điều này là nhờ chiếc camera 3,2 tỉ điểm ảnh giúp khảo sát bầu trời hằng tuần, tạo ra kho dữ liệu lưu trữ khoảng 6 triệu GB mỗi năm. Điều này tương đương với chiếc máy ảnh kỹ thuật số 8 megapixel chụp 800.000 hình ảnh mỗi đêm nhưng chất lượng và giá trị khoa học thì đương nhiên không thể sánh bằng.
Việc giám sát sâu rộng trong vũ trụ thường xuyên sẽ giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về năng lượng và vật chất tối cùng những nghiên cứu về các tiểu hành tinh gần trái đất, các vật thể nằm trong vành đai Kuiper, cấu trúc thiên hà chúng ta, những kiến thức vật lý cơ bản và các lĩnh vực khác của thiên văn học.
Nadine Kurita, người quản lý dự án camera LSST tại SLAC cho biết với 189 cảm biến cùng 3 tấn thiết bị khác được đóng gói chặt chẽ, đó là một công cụ khoa học hết sức tinh vi, phức tạp cung cấp cơ hội tuyệt vời để có cái nhìn toàn diện về vũ trụ. Theo Steve Kahn, Phó giám đốc chương trình LSST, nếu đúng tiến độ thì kính viễn vọng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2014. Công việc hiện nay là lắp đặt tấm gương chính có kích cỡ 8,4m trên đỉnh Cerro Pachón ở phía bắc Chile.
Năng lượng tối được coi là thành phần chính của năng lượng vũ trụ nhưng hiện nay vẫn còn nhiều bí ẩn và đây là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất.
Tạ Xuân Quan
Bình luận (0)