Sau hơn 2 thập niên giám định một loài vi khuẩn ăn tảo sống tại khu hồ tên As ở Na Uy, các nhà khoa học của Đại học Oslo tuyên bố đây là một trong những sinh vật tồn tại lâu nhất trong lịch sử trái đất và là họ hàng xa nhất của loài người.
Sinh vật đơn bào này đã tiến hóa cách đây khoảng 1 tỉ năm, nhưng lại không phù hợp với bất cứ bảng phân loại sinh vật nào, từ động vật, thực vật, động thực vật ký sinh, nấm hoặc tảo. “Cho đến bây giờ chúng tôi chưa biết được nhóm nào ở gần gốc rễ của cây sự sống như loài này”, AFP dẫn lời chuyên gia Kamran Shalchian-Tabrizi nói về phân nhóm mới gọi là Collodictyon.
Các nhà khoa học cho rằng phát hiện trên có thể giúp họ tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống cách đây hàng trăm triệu năm trước. Collodictyon có 4 roi dùng cho việc di chuyển, và có chiều dài từ 30 đến 50 micromét. Giống như thực vật, nấm, tảo và động vật, bao gồm cả con người, collodictyon là thành viên của gia đình sinh vật nhân thực, theo đó vật liệu di truyền được chứa trong nhân có màng bao bọc.
Đó cũng là lý do các chuyên gia cho rằng đã tìm được họ hàng xa nhất của loài người.
Thụy Miên
>> Cuộc thí nghiệm hãi hùng
>> Tổ tiên bí mật của loài người
>> Lửa có thể xuất hiện cách đây 1 triệu năm
>> Bí mật 20 triệu năm dưới lớp băng dày 3,8km
>> Sự tuyệt chủng của người Neanderthal
>> Con người ngủ giường chống muỗi từ 77.000 năm trước
>> Người ngoài hành tinh mê vàng?
Bình luận (0)