>> Bãi thải mỏ than Phấn Mễ vẫn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở
>> Bờ biển sạt lở nặng
Ngày 10.5, bà Phạm Thị Thúy Hoa (39 tuổi, trú tại thôn Trung Toàn, xã Tam Quang) cho biết, mỗi năm, biển lấn sâu vào đất liền trên dưới 20 mét. Cách đây mấy năm, gia đình bà phải dời nhà một lần vì biển “đuổi” sát bên hông nhà. Thêm mùa mưa bão nữa, gia đình bà không biết “chạy” đi đâu.
Theo các hộ dân sinh sống dọc bờ biển, tình trạng sạt lở diễn ra từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, kể từ sau đợt bão lớn năm 2009, tốc độ “nuốt” đất của biển ngày càng dữ dội. Đặc biệt, là khi biển động, sóng lớn, hàng chục khối đất bị sóng đánh gây sạt lở nghiêm trọng.
Trong số các vị trí sạt lở, nguy hiểm nhất là khu vực đường giao thông dẫn vào các đơn vị Cảnh sát biển vùng 2 và Sư đoàn 315. Sóng biển tạo thành nhiều hàm ếch khoét sâu vào đất liền. Một diện tích lớn rừng chắn sóng dọc bờ biển cũng bị nhấn chìm.
Bà Nguyễn Thị Trúc (53 tuổi, cùng trú tại thôn Trung Toàn, xã Tam Quang) lo lắng: “Biển chỉ cách đường đi hơn 10 mét, đến cuối năm nay chắc biển sẽ “ăn” mất đường”.
Tại khu vực này, nhiều trâu, bò của người dân địa phương đã chết do rơi xuống vực sâu. Có nhiều điểm xuất hiện vết nứt lớn, tuy nhiên, tại đây không hề có biển cảnh báo nguy hiểm.
Bà Huỳnh Thị Mỹ Dung, Phó chủ tịch xã Tam Quang, cho biết: “Hiện ít nhất có 5 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng. Chúng tôi đã báo cáo cấp trên về tình trạng này, và đã có kiến nghị xin cấp kinh phí để xây dựng bờ kè. Xã cũng đã ra thông báo cấm người dân khai thác đất đá tại khu vực này”.
Một số hình ảnh chụp vào ngày 10.5.2012 tại xã Tam Quang:
|
Bài, ảnh: Hoàng Sơn
>> Khánh thành cảng Chu Lai - Trường Hải
>> Đấu giá đất thu hồi ở Quảng Nam
Bình luận (0)