Chiếc cầu ấy chứa đựng những giá trị mà các em xây dựng nên để đến với bến bờ tri thức cũng như cái đích làm người. Thầy cô không phải là người dẫn các em đi từng bước mà cùng các em tìm ra con đường đi, truyền cho các em cảm hứng và lòng tự tin. Thầy cô không chỉ cho các em cách giải một bài toán mà cho các em thấy hình ảnh của cuộc đời trong lòng bài toán.
Một lần, một giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Ngôi Nhà Thông Thái (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) hỏi: “Trong các em, ai muốn mai sau trở thành bác sĩ?”. Nhiều cánh tay giơ lên cùng với những âm thanh ríu rít. “Các em có biết 37 và 39 số nào lớn hơn?”. Bài toán nhỏ này là một cách phát hiện ra triệu chứng sốt ở bệnh nhân qua chiếc cặp nhiệt. Bài toán tình người trong cuộc đời sẽ phức tạp hơn nhưng luôn bắt nguồn từ những bài toán nhỏ hôm nay thầy cô mang đến cho các em.
“Trong lớp chúng ta bạn nào bé nhất?”, bài toán này không phải chỉ để luyện tập dùng thước đo hay làm quen với các đơn vị đo lường mà hơn thế tập cho các em biết đánh giá chính mình. Không chỉ về số đo mà còn là những điểm mạnh điểm yếu của mình và đo lòng nhân ái trong mỗi con người. “Bạn Nga bé nhất lớp, vậy khi xếp hàng bạn Nga được đứng trước, khi xem diễn văn nghệ, bạn ấy phải được nhường đứng trước, đúng không nào?”. Cô giáo lớp 2 trường tiểu học ấy đã truyền cho những học trò nhỏ của mình lòng nhân ái đơn sơ như thế đó.
Nhường nhau không phải là thiệt thòi mà là để được nhiều hơn trong cuộc sống. Không có loại sữa nào trên đời này có thể tăng được thông minh cảm xúc đó của các em. Chỉ có những bài học tình người lắng sâu trong từng hành động mỗi ngày, trong lớp học, giữa sân chơi, bên bàn ăn, mới làm các em thành nhân chi mỹ sau này.
Bài học lớn qua những bài toán nhỏ
26/05/2012 04:18 GMT+7
Bình luận (0)