Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), BV Nhi (Hải Phòng) và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã ghi nhận các ca tai biến nặng (tim, não, hô hấp) do TCM. Đáng lo ngại, một trường hợp không có các triệu chứng điển hình (nổi ban nước ở TCM, mông, gối) và diễn biến chuyển nặng nhanh, xét nghiệm mới xác định đã nhiễm vi rút. Thời gian chuyển độ từ nhẹ sang nặng và tử vong cũng ngắn hơn trước. Tại một số tỉnh miền Bắc và TP.HCM, số ca nặng tăng, chiếm 12% so với 7% hồi vụ dịch 2011. Các chuyên gia lo ngại về sự biến đổi độc lực của vi rút theo chiều hướng tăng độc lực.
TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - cho biết đang phối hợp với ĐH Quốc gia Singapore nghiên cứu về vi rút gây TCM, có hay không sự biến đổi gien của vi rút hiện tại so với thời điểm 2008, khi dịch chưa tăng mạnh. Đồng thời sẽ xin ý kiến lãnh đạo Bộ Y tế về việc hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (tiêm trên người tình nguyện) vắc xin phòng vi rút EV 71 do Trung Quốc sản xuất.
Nam Sơn
>> Bệnh tay chân miệng tấn công trẻ trên 10 tuổi
>> Nhiều loại bệnh "vào mùa
>> Số ca bệnh tay chân miệng giảm
>> Hơn 108.000 ca mắc bệnh tay chân miệng
>> Tử vong vì tay chân miệng cao do chẩn đoán sai, phát hiện trễ
>> Ninh Thuận công bố hết dịch tay chân miệng
Bình luận (0)