Theo hồ sơ, cuối 2009, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấn thuế đối với lô hàng 95 ô tô chở tiền của doanh nghiệp (DN) này nhập khẩu trong thời gian từ 2004 - 3.2009, với tổng cộng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (VAT) hơn 7,3 tỉ đồng. Sau khi bị bác đơn khiếu nại, tháng 2.2010, DN đã khởi kiện ra TAND TP.HCM, với lý do các xe chở tiền nói trên đã được Thống đốc NHNN cho phép nhập nhằm mục đích vận chuyển tiền cho ngân hàng, việc ấn định thuế là bất hợp lý.
Ngược lại, Tổng cục Hải quan giải thích rằng luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định ô tô là đối tượng chịu thuế. Bên cạnh đó, Thông tư số 18/2005 ngày 8.3.2005 của Bộ Tài chính quy định: “Thuế suất 25% áp dụng đối với ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi (bao gồm cả các loại xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe lam)”. Đồng thời, Thông tư số 115/2005 ngày 16.12.2005 của Bộ Tài chính cũng quy định: “Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi (bao gồm cả các loại xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe lam) chịu thuế suất 15% thuế tiêu thụ đặc biệt”.
Xử sơ thẩm, tòa nhận định loại xe này vừa dùng chở người, vừa dùng chở hàng, theo quy định của pháp luật thì việc áp thuế là đúng nên bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nhưng phía DN không chấp nhận nên tiếp tục kháng cáo. DN cho biết thực tế hàng đã bán, thanh quyết toán xong lô hàng theo giá không chịu thuế. Mặt khác, đó là xe 5 chỗ ngồi kèm chở hàng, không phải xe từ 16 - 24 chỗ ngồi kèm chở hàng nên không thể áp dụng các quy định như trên.
Lê Nga
>> Hốt bạc mà không nộp thuế
>> Siết" thuế thu nhập cá nhân
>> Tiệm vàng bất thường tiếp tục... bất thường
>> Xuất hóa đơn theo yêu cầu của SJC
Bình luận (0)