Đề thi môn Địa bàn về kinh tế và "an ninh quốc phòng" biển

03/06/2012 10:25 GMT+7

(TNO) Kết thúc môn thi Địa, nhiều TS khá bất ngờ trước câu hỏi phần 2 của câu 2: "Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?".

(TNO) Kết thúc môn thi Địa, nhiều TS khá bất ngờ trước câu hỏi phần 2 của câu 2: "Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?".

>> Gợi ý giải đề thi môn Địa
>> Gợi ý giải đề thi môn Hóa
>> Gợi ý giải đề thi môn Văn
>> Các thí sinh hoàn tất ngày thi đầu tiên
>> Cả nước có gần 2.600 thí sinh bỏ thi tốt nghiệp
>> Ngày đầu thi tốt nghiệp: Dễ đạt điểm trung bình
>> Hôm nay gần một triệu học sinh thi tốt nghiệp
>> Ngày 15.6, TP.HCM dự kiến công bố kết quả tạm thời thi THPT
>> Phao thi" tràn lan trước ngày thi tốt nghiệp

TP.HCM: TS hồ hởi vì làm được bài

Tuấn Anh (học sinh Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM) cho biết: "Hầu như khi ôn tập thầy cô không chú trọng ôn về kinh tế biển. Tụi em cũng chỉ học tập trung vào các vùng kinh tế. Thế nên, em khá bất ngờ về đề này".

Tuy nhiên, theo Tuấn Anh và nhiều TS, với câu hỏi này nói riêng và đề thi môn Địa nói chung, nếu "lỡ" có không thuộc bài thì vẫn có thể vận dụng Atlat để làm bài được.

"Đề thi không quá nặng lý thuyết mà đòi hỏi vận dụng kiến thức. Không cần học thuộc lòng, hiểu bài và dùng Atlat em nghĩ cũng có thể là được 6 - 7 điểm", Vân Anh (học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM) nhận xét.

Trong khi đó, tại Hội đồng thi (HĐT) Trường THCS Colette (Q.3, TP.HCM), còn 1/3 thời gian làm bài nhưng nhiều TS đã ra khỏi phòng thi và tỏ ra hồ hởi vì cho là đề thi quá dễ.

Lê Thị Thanh Xuân (học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm) tự tin: “Em chỉ học bài sơ sơ nhưng đoán được khoảng 7 - 8 điểm. Nếu bạn nào học kỹ chắc chắn sẽ đạt điểm cao hơn”.
 
Tương tự, đề Địa hệ GDTX cũng được nhận định là đơn giản.

Sáng nay, tại HĐT Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM), nhiều TS đi thi quên mang theo Atlat nên phải gọi người nhà mang vào.

Gần 7 giờ 30 phút, trong khi đã sắp tới giờ TS bắt đầu làm bài vẫn còn một số phụ huynh đứng trước cổng trường nhờ bảo vệ mang Atlat vào phòng thi cho TS.


TS hồ hởi ra khỏi phòng thi - Ảnh: Nguyên Mi


Thảo luận về bài thi môn Địa lý - Ảnh: Hoàng Quyên

Quảng Bình: Tràn ngập “phao thi"

Sáng nay, hơn 12.210 thí sinh tỉnh Quảng Bình bước vào thi môn Địa trong thời tiết mát mẻ sau trận mưa lớn vào tối 2.6.

Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, kết thúc buổi thi, tại một số điểm thi xuất hiện “phao thi” dày đặc.

Cụ thể, tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng (TP.Đồng Hới), các thí sinh vừa ra khỏi cổng là xả “phao” bừa bãi. Nhiều thí sinh bàn tán với nhau rằng việc sử dụng tài liệu trong phòng thi là không khó.

Quảng Bình: Tràn ngập “phao” thi môn địa lý 1
Một nhóm thí sinh rút tài liệu trong người ra xem lại sau buổi thi - Ảnh: Quang Nam

Quảng Bình: Tràn ngập “phao” thi môn địa lý 3
“Phao thi" vương vãi trước cổng điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng - Ảnh: Quang Nam

Đà Nẵng: Nhiều TS quên mang Atlat

Thời tiết nắng nóng gay gắt trở lại khiến nhiều TS tại Đà Nẵng kết thúc buổi thi môn Địa với tâm trạng khá uể oải do mệt.

Trong khi đó, một số TS có tâm lý hơi lo lắng. Nhiều TS cho rằng, đề Địa dài, nên dù các câu hỏi đều nằm trong chương trình giáo khoa nhưng vẫn không làm bài kịp.

TS Nguyễn Mai Phương, thi tại HĐT Trần Phú cho hay, trong phòng thi giám thị coi rất gắt gao nên nhiều TS phải tập trung giải quyết 5 câu hỏi trong vòng 90 phút. “Rất nhiều câu hỏi nếu không có Atlat thì chịu, không thể làm được”.

Trong khi đó, TS Lê Trần Thu Hương, học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh cho biết các câu hỏi trong đề thi đều nằm trong chương trình học, các câu hỏi đều dễ, không đánh đố thí sinh.

“Với mức học lực trung bình, nếu các bạn ôn thi nghiêm túc, hoàn toàn dễ dàng có điểm 7”, Hương khẳng định.

Đà Nẵng: Thi Địa nhưng nhiều TS quên mang Atlat - Nắng gắt nên nhiều TS tỏ ra uể oải khi rời phòng thi -nd
Nắng gắt nên nhiều TS tỏ ra uể oải khi rời phòng thi - Ảnh: D.Hiền

Tại HĐT Trường THCS Nguyễn Văn Linh, nhiều TS rời phòng thi cho hay: Một số bạn trong phòng thi quên mang theo Atlat. “Các bạn ấy mượn nhưng ai cũng phải làm bài nên cũng khó!”, TS Trọng Toàn chia sẻ.

Kết thúc buổi thi môn Địa, Đà Nẵng có thêm 2 TS khối GDTX bỏ thi. Không có giám thị, TS nào vi phạm quy chế thi.

Quảng Nam: “Phao thi” vứt bừa bãi trước điểm thi

Ngay sau khi kết thúc giờ làm bài môn Địa, các TS dự thi tại HĐT Trường THPT Phan Bội Châu (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đã bỏ lại khá nhiều “phao thi” trước cổng trường.

Những “phao thi” bị vứt lại được in nhỏ hết sức tinh vi và kẹp lại ở phần gáy trang giấy theo hình rẽ quạt. Có nhiều “phao thi” còn được đánh dấu bằng cách gập trang.


“Phao thi” được gấp rẽ quạt rất tinh vi - Ảnh: Hoàng Sơn

TS Nguyễn Hồ Hoàng Nam, tại HĐT Trường THPT Hà Huy Tập (TP.Tam Kỳ) cho biết: “Môn thi sáng nay em giải quyết khá tốt. Đặc biệt, trong cơ cấu đề thi ở phần tự chọn được sử dụng Atlat là phần khá dễ ăn điểm”.


Một “phao thi” đã được sử dụng bằng cách đánh dấu trang - Ảnh: Hoàng Sơn

Báo cáo nhanh của Sở GD-ĐT Quảng Nam cho biết, trong môn thi Địa vào sáng nay, có 47 TS bỏ thi, trong đó, hệ THPT có 37 TS, hệ bổ túc có 10 TS.

Cà Mau: Nhiều thí sinh dự đoán điểm dưới trung bình

Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, ở môn thi Địa nhiều thí sinh dự đoán điểm của mình dưới trung bình. TS Trúc Ly (HĐT Trường THPT Hồ Thị Kỷ, Cà Mau) nói: “Đề thi môn Địa phần tự chọn, mang tính tổng hợp suy luận cao quá, em không hiểu hết câu hỏi để làm bài. Dù làm hết đề, nhưng em đoán chỉ khoảng 5 điểm”.

Còn TS Nguyễn Đức Trí (HĐT Trường Nguyễn Việt Khái) cho biết: “Đề thi Địa khó quá, tụi em sẽ khó có điểm cao ở môn này. Em mong được điểm 4 là mừng”.

Ở môn thi Địa, Cà Mau vắng 7/6.899 TS khối THPT và 19 TS khối GDTX. Đặc biệt, không có giám thị, TS vi phạm quy chế thi.

Khác với ngày đầu, ngày thi thứ hai, rải rác trên sân trường của các HĐT trong tỉnh đã có nhiều “phao thi” xuất hiện...

Nhận xét về đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý, thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ Địa, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cho biết: Nhìn chung đề thi vừa sức với học sinh trung bình. Phần vận dụng cũng chưa nhiều. Điểm thực hành vẽ biểu đồ và đọc Atlat là 4 điểm, nên những em nào chủ quan không học bài thì chỉ có 4 hoặc 4,5 điểm. Câu hỏi tương đối trải dài chương trình, học sinh trung bình có thể đạt 6 điểm, học sinh khá có thể đạt 8 - 9 điểm.

Câu I.1, học sinh khá có thể trả lời được. Câu I.2 về dân cư vừa sức với học sinh trung bình.

Câu II là câu thuộc bài, không dài lắm (chỉ 6 - 8 dòng) là vừa sức.

Câu III.2 vẽ và nhận xét biểu đồ cột quá dễ.

Câu IV.a và IV.b phần Atlat cũng không khó, chỉ có những em không đọc kỹ đề sẽ làm dư.

Cụ thể, như ở câu IV.a (dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lý VN, kể tên các nhà máy nhiệt điện và thủy đện có công suất trên 1.000 MW và nhận xét sự phân bố của các nhà máy nhiệt điện đã kể trên), học sinh sẽ dễ làm dư những nhà máy có công suất dưới 1.000 MW; còn câu IV.b (dựa vào trang bản đồ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên của Atlat Địa lý VN, kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ), học sinh sẽ dễ dư những trung tâm công nghiệp không có cảng biển.

Nguyên Mi ghi

Nguyên Mi - Hoàng Quyên - Trương Quang Nam - Diệu Hiền - Hoàng Sơn - Gia Bách

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.