>> Bỏ phiếu tín nhiệm như “thượng phương bảo kiếm”
>> Kiến nghị lập ủy ban điều tra các vấn đề nảy sinh khi chất vấn
>> Bỏ phiếu tín nhiệm: Chậm thực hiện là có lỗi với dân
>> “Tháo khóa, rộng cửa” để thực thi bỏ phiếu tín nhiệm
>> Kết quả bỏ phiếu lần đầu không đạt nên xem xét miễn nhiệm
>> Đề nghị bỏ quy định 20% ĐBQH yêu cầu mới bỏ phiếu tín nhiệm
Theo nội dung Nghị quyết, QH giao Ủy ban TVQH xây dựng Quy chế quy định cụ thể đối tượng, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả trình QH xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 diễn ra vào tháng 10 tới.
Liên quan đến hoạt động giám sát, QH quyết nghị hoạt động chất vấn tại nghị trường sẽ thực hiện theo từng nhóm vấn đề theo hướng đối thoại, tranh luận.
Căn cứ vào kết quả chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban TVQH xem xét và khi cần thiết trình QH ban hành Nghị quyết về chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Nghị quyết này sẽ nêu rõ kết quả phiên chất vấn, yêu cầu đặt ra đối với người trả lời chất vấn; các đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật; xác định trách nhiệm thực hiện lời hứa trước QH khi trả lời chất vấn và trách nhiệm của các cơ quan của QH giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết không quy định khi chất vấn nảy sinh vấn đề lớn, phức tạp, QH cần lập ra một Ủy ban lâm thời để điều tra như ý kiến đề xuất của một số ĐBQH.
Về hoạt động giám sát chuyên đề, để khắc phục tính hình thức trong giám sát, hiệu lực hạn chế của kết luận giám sát như vừa qua, nội dung Nghị quyết cũng đã quy định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát.
Bảo Cầm
Bình luận (0)