|
Tính năng
Tác dụng nhuận trường là không thể chối bỏ và được biết đến trong màng tế bào, trong việc giảm và thải bỏ sỏi thận, a xít uric (thấp khớp, thoái hóa khớp dạng thấp, thống phong...). Trong cơ chế hoạt động của tim - thận. Trong các trường hợp này, nước ép măng tây được dùng như một thức uống giúp thanh lọc, phục hồi khoáng chất, làm loãng máu, làm chậm lại trạng thái kích thích của tim. Măng tây tác động thải lọc gan và tất cả hệ thống thải như phổi, gan, ruột, da. Nó có tác động tốt cho hệ nội tiết.
Tuy nhiên, tính năng mà có lẽ người ta chú ý đến nhất là đối với ung thư. A xít folic (vitamin B9) có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, tá tràng và tử cung. Glutathion là một protein nhỏ và thành phần kháng oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phát triển của ung thư. Một cuộc phân tích đối với 38 loại rau cải cho thấy măng tây tươi nấu chín đã đứng đầu danh sách về hàm lượng glutathion. Nhiều người đã dùng măng tây để trị liệu lâu dài chống ung thư và họ đã thấy hiệu quả rất khả quan. A xít folic cũng rất quý báu để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nó làm giảm tỷ lệ homocystéine máu - vốn là thành phần tích tụ làm tổn thương động mạch và hình thành khối máu đông.
Măng tây rất giàu inulin, một probiotic giúp cho các lợi khuẩn trong ruột khỏe mạnh. Măng tây còn giàu steroid, phytoestrogen, kích thích sản xuất testosteron (nội tiết tố nam). Theo một số tài liệu, người thời Trung cổ đã từng sử dụng măng tây như một liều thuốc gây hưng phấn tình dục.
Thưởng thức
Có thể chế biến măng tây theo nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là luộc. Khi luộc măng nên để lửa nhỏ, ít nước và vớt ngay khi vừa chín tới. Ngoài ra còn có các món như canh măng cua, bò cuộn măng tây, salad măng tây, sò điệp xào măng tây... Những người dùng măng tây trị liệu ngăn ngừa ung thư thì thường nấu chín và xay nhuyễn để dùng hằng ngày.
Minh Quân
Bình luận (0)