Nhìn vào hiện tượng và suy xét về thực chất thì ở đâu cũng thấy có liên quan tới chính sách của Trung Quốc. Dường như đồng thời các quốc gia đều có động thái chủ động đối phó nguy cơ đột biến về an ninh, tăng cường tiềm lực phòng vệ. Ngoài việc tăng cường hợp tác quân sự an ninh với Mỹ, Philippines quyết định tăng cường tiềm lực không quân, Hàn Quốc dự định xây dựng thêm căn cứ quân sự mới và chính phủ Nhật Bản tính mua những hòn đảo hiện thuộc sở hữu tư nhân trong quần đảo tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan. Mục đích chung là tạo dựng thế và lực thuận lợi nhất để bảo vệ hiệu quả chủ quyền lãnh thổ cũng như những lợi ích khác trên biển.
Sự trùng hợp này không phải ngẫu nhiên mà đều xuất phát từ lo ngại về bản chất chính sách và hoạt động của Trung Quốc. Nước này là đối tác chính trị, kinh tế và thương mại quan trọng của các nước trong khu vực. Nhưng rõ ràng trên phương diện này, Bắc Kinh đã và đang tự cô lập mình khi gây khúc mắc với gần như tất cả các nước láng giềng, khi đưa ra những yêu sách chủ quyền vô lý và sử dụng tiềm lực quân sự làm công cụ dọa dẫm để thực hiện tham vọng. Ở đây, ranh giới giữa tác dụng và phản tác dụng rất mong manh.
La Phù
>> Philippines giữ bí mật các quyết định về biển Đông
>> Ấn Độ kêu gọi giải quyết tranh chấp biển Đông theo luật quốc tế
>> Cần tôn trọng luật pháp quốc tế khi giải quyết tranh chấp ở biển Đông
>> Trung Quốc trong chiến lược độc chiếm biển Đông
>> Nga ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng luật pháp quốc tế
Bình luận (0)