Kiểm tra hóa chất, phụ gia thu giữ tại cơ sở cà phê "đểu"

17/07/2012 18:09 GMT+7

(TNO) Chiều nay 17.7, bác sĩ Phạm Kim Bình - quyền Chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, thanh tra đang cho kiểm nghiệm các loại hóa chất, phụ gia, phẩm màu mà đoàn kiểm tra thu giữ tại cơ sở chế biến “cà phê” Thông Phát - cơ sản xuất “cà phê” từ đậu nành và các hóa chất vừa bị đình chỉ hoạt động vào ngày 16.7.

>> Hãi hùng cà phê “đểu” 

Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát ở số 108 đường Tô Hiệu (phường Hiệp Tân, Q.Tân Phú) thì phát hiện tại đây sử dụng rất nhiều loại phụ gia, phẩm màu, hóa chất, đường cấm… để cho vào đậu nành rang tạo thành sản phẩm “cà phê”.

Cụ thể gồm có: đường Sodium Cyclamate loại bao 1 kg (bao bì có chữ Trung Quốc) - đây là loại đường hóa học mà rất nhiều nước, trong đó có VN nghiêm cấm cho vào thực phẩm bởi tính chất độc hại của nó; một bịch (7,5kg) chất bột trắng không có nhãn mác, nguồn gốc; nhiều thùng nhựa đựng dung dịch, phụ gia không có nhãn mác; hóa chất tạo đặc sánh cho cà phê; dung dịch chất tinh cà phê - tinh chất cà phê dạng tổng hợp; bột phẩm màu đỏ...

Mặc dù, đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông cho đoàn thanh tra biết, phẩm màu đỏ trên là loại dùng trong thực phẩm, nhưng đoàn thanh tra nghi ngờ đây là phẩm màu công nhiệp, nên đã lấy mẫu để kiểm tra.

Phóng viên Thanh Niên Online thử cho tay vào thùng phẩm màu đỏ, và sau đó rửa tay bằng nước nhiều lần tại chỗ nhưng phẩm màu vẫn không trôi hết được. Theo các chuyên gia hóa chất và thực phẩm, màu dùng trong công nghiệp thường có độ bám rất tốt (rất bền màu), cho sắc màu tươi và rất rẻ tiền so với phẩm màu dùng trong thực phẩm, nhưng phẩm màu công nghiệp rất độc hại vì chứa nhiều tạp chất và nhiều kim loại nặng.  

Theo ông Thông, để chế biến 100 kg đậu nành thành “cà phê” thì chỉ cần sử dụng từ 50-100 gam đường hóa học là đủ. Và, cũng với 100 kg đậu nành, chỉ cần cho vào hai lạng tinh chất cà phê tổng hợp mà thôi.

Ông Thông còn cho biết, phần lớn khách hàng đặt cơ sở ông gia công “cà phê” đều sử dụng đậu nành là chính, bắp cũng có nhưng ít hơn.

Theo ông Thông thì cơ sở của ông chỉ chuyên gia công “cà phê” cho các khách (các đầu mối cung cấp “cà phê”), nhưng qua kiểm tra cho thấy, tại đây còn sản suất “cà phê” mang nhãn hiệu “cà phê” Sọi. “Nhãn mác, bao bì của “cà phê” Sọi cũng sai quy định”, một thành viên đoàn thanh tra nói.

Qua việc phát hiện “cà phê” được chế biến từ đậu nành và hóa chất, phẩm màu tại cơ sở Thông Phát cho thấy, rất khó phát hiện được đâu là cà phê chế biến từ hạt cà phê thật, và đâu là cà phê "đểu".

Một số hình ảnh Thanh Niên Online ghi nhận được tại cơ sở chế biến “cà phê” Thông Phát:

 Kiểm tra hóa chất, phụ gia…thu giữ tại cơ sở Thông Phát
Kho chứa rất nhiều bao đậu nành dùng chế biến “cà phê” tại cơ sở Thông Phát

Kiểm tra hóa chất, phụ gia…thu giữ tại cơ sở Thông Phát
Phẩm màu đỏ tại cơ sở chế biến “cà phê” Thông Phát


Phẩm màu đỏ bám trên tay PV Thanh Niên Online rất khó rửa ra


Đường hóa học toàn chữ Trung Quốc


Hỗn hợp hóa chất, phụ gia… trộn xong chuẩn bị cho vào đậu nành để tạo ra “cà phê”


Lò rang, sấy đậu nành thành “cà phê” nghi ngút khói


"Cà phê” ra lò, công nhân dậm chân trong cả mẻ đựng “cà phê”


Cơ quan chức năng đang kiểm tra khu pha trộn phụ gia, hóa chất

Bài, ảnh: Thanh Tùng - Đàm Huy

>> Sòng bạc trong quán cà phê
>> Máy pha cà phê trên xe hơi
>> Nghề pha chế cà phê

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.