Hậu quả của việc bàng quang suy yếu là tiểu không kiểm soát và tiểu són lặp lại. Nhiều người uống hơn 4 lít chất lỏng trong một ngày và để thải bỏ, họ buộc phải vào ra nhà vệ sinh liên tục. Sẽ thật nguy hiểm nếu lười đi lại và ráng “nhịn”, lâu lâu mới đi một lần. Theo Giáo sư Brigitte Mauroy, Trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Lille (Pháp), khi bàng quang căng ra hết cỡ, phải chịu áp lực của quá nhiều nước tiểu (bàng quang bình thường chỉ có khả năng chứa khoảng 400 ml nước tiểu) thì thành bộ phận bị suy yếu và có nguy cơ bị viêm nhiễm. Khi đó phải tiến hành điều trị đúng cách.
|
Nên biết, uống quá nhiều nước sẽ không cải thiện được độ săn chắc hay vẻ mịn màng của da, cũng như sức khỏe của móng và tóc. Thậm chí khát và uống nước nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Giải pháp tốt nhất là hạn chế việc cung cấp nước ở mức độ 1,5-2 lít/ngày (kể cả trà, cà phê, nước trái cây, canh súp), trừ những trường hợp ngoại lệ như khí hậu quá nóng bức. Mẹo cân bằng việc uống nước: chuẩn bị một chai nước uống khoảng 2 lít cho một ngày và mỗi lần có những cữ uống cà phê, trà hay húp canh, thì bạn nên rút đi phần nước tương đương trong chai. Tuy có hơi mất công đôi chút, nhưng đó là cách giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngọc Dung
>> Mùa lạnh: uống đủ nước, bổ sung vitamin
>> Mẹo vặt để uống đủ nước
>> Không nên uống nước trong bữa ăn
>> Khi nào cho trẻ uống nước ?
Bình luận (0)