Trong lúc đó, theo Ban lãnh đạo Hiệp hội Titan, những năm qua, hoạt động khai thác titan phát triển quá nóng, dẫn đến nhiều tồn tại: luật pháp không được chấp hành nghiêm, việc buôn lậu, gian lận thương mại trong xuất khẩu diễn biến phức tạp, tài nguyên bị thất thoát, môi trường tự nhiên ven biển suy thoái trầm trọng...
Phó chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam, ông Nguyễn Thượng Đắt đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Đất Quảng - Chu Lai, cho rằng mạnh dạn đầu tư vào công nghệ tiên tiến, mang tính đột phá để chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm giá trị cao như rutile, zircron, monazite (cung ứng cho các ngành sản xuất gạch men, sơn...) là con đường duy nhất để vươn ra tiếp cận thị trường thế giới và cũng là để bảo vệ môi trường. Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam, cũng cho rằng “bảo vệ môi trường và đầu tư sâu” chính là con đường sống còn của ngành titan nói riêng, của nền kinh tế nói chung.
Trương Điện Thắng
>> Trung Quốc làm khó thị trường nguyên liệu thô
>> Tạm giữ gần 3.000 tấn titan không rõ nguồn gốc
>> Khẳng định tiềm năng của ngành titan Việt Nam
>> Lumia 900 và Titan II chính thức lên kệ
>> Đình chỉ khai thác titan vì dân phản ứng
>> Nỗi khổ titan
>> Phát hiện 3 doanh nghiệp khai thác titan lậu
>> Bắt quả tang vụ vận chuyển titan trái phép
>> Đề xuất tận thu lượng titan tồn sót tại Quảng Nam
Bình luận (0)