Một nhóm các nhà khoa học tại Trường đại học South Hampton (Anh) và Đại học Utrecht (Hà Lan) đã tiến hành cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa phẫu thuật giảm cân và nguy cơ gãy xương ở những bệnh nhân béo phì.
Nghiên cứu tiến hành so sánh tỷ lệ gãy xương giữa hai nhóm. Một là những người đã tiến hành phẫu thuật giảm cân từ năm 1987 đến 2010. Hai là những người có cùng độ tuổi, giới tính và chỉ số cơ thể BMI với những người ở nhóm một nhưng không tiến hành phẫu thuật giảm cân.
Chỉ số BMI là cách đo lường mức độ béo phì của cơ thể, căn cứ vào chiều cao và cân nặng. Chỉ số BMI càng cao thì mức độ béo phì càng nặng.
Kết quả cho thấy, các bệnh nhân trải qua phẫu thuật giảm cân không có nguy cơ gãy xương cao hơn những người khác. Tuy nhiên, nguy cơ gãy xương có tăng lên trong khoảng 3 đến 5 năm sau đó.
Nghiên cứu cũng cho thấy phẫu thuật không phải là cách hữu hiệu nhất để giảm cân cho những người béo phì bệnh tật.
Phẫu thuật giảm cân thường chỉ được tiến hành cho những người mà chứng béo phì đã đe dọa đến tính mạng của họ mà các phương pháp giảm cân khác không có hiệu quả.
Nghiên cứu mới được công bố trên British Medical Journal.
Đức Trí
>> Phẫu thuật giảm cân dễ làm gãy xương
>> Trẻ béo phì tăng rủi ro bệnh tim mạch
>> Mẹ béo phì, con dễ bị thiếu sắt
>> Khối u tiền liệt tồi tệ hơn ở đàn ông béo phì
>> Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngừa béo phì
Bình luận (0)