Vì cộng đồng không sốt xuất huyết

10/08/2012 05:30 GMT+7

Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền hưởng ứng tích cực và áp dụng các biện pháp phòng chống nhưng diễn biến bệnh SXH vẫn rất phức tạp, có xu hướng gia tăng.

Tính từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân SXH tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 30.000 ca (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2011). Dự báo trong mùa mưa - giai đoạn cao điểm từ tháng 7 đến tháng 10 - bệnh SXH sẽ tiếp tục tăng mạnh. Hiện nay chưa có vaccine dự phòng và thuốc đặc trị bệnh SXH, vì vậy cách phòng tránh tốt nhất là chuẩn bị cho mình vốn kiến thức cần thiết về dịch bệnh này.

Bệnh sốt xuất huyết:

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Virus Dengue truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. SXH là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần:

Ở nước ta, hiện có 4 tuýp virus Dengue gây bệnh là D1, D2, D3 và D4. Một người đã từng nhiễm SXH sẽ miễn dịch với tuýp virus đó nhưng vẫn có khả năng nhiễm chéo do một tuýp virus khác và nhiễm bệnh lần 2 thường nặng hơn lần đầu.

Các triệu chứng nhận biết:

Sau khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh cắn, người bệnh sẽ có thời kỳ ủ bệnh khoảng 5 ngày, sau đó mới phát bệnh với những triệu chứng sau:

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ trong 2 - 7 ngày liền.

Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ chích, chảy máu cam, ói ra máu.

Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.

Các dấu hiệu của SỐC: mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2009, SXH chia làm 2 mức  độ:

- Nhóm nhiễm Dengue có thể kèm dấu báo hiệu nặng.

- Nhóm nhiễm Dengue nặng (mất nước nặng, xuất huyết nặng, tổn thương nội tạng nặng).

Trẻ SXH mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của y, bác sĩ. Với mức độ nặng, nhất thiết trẻ phải nhập viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng, tử vong.

Nên làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Nên:

Theo dõi và đến bệnh viện khám ngay. Trường hợp bệnh nhẹ, chăm sóc tại nhà cần chú ý các điểm sau:

Nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều.

Uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước Oresol, nước chanh, cam vắt).

Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thức ăn, uống có màu đen, đỏ, nâu (ói mửa sẽ dễ nhầm lẫn là máu).

Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau mát người.

Tránh tuyệt đối: 

Dùng Aspirin để hạ sốt.

Cạo gió, kiêng cữ ăn uống.

Nên cho trẻ nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Sốt quá cao/ Xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng/ Tay, chân lạnh/ Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã/ Đau bụng dữ dội/ Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại/ Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu, nhưng rất khát.

Những cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết:

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết.

Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.

Bảo vệ tránh không bị muỗi đốt: ngủ màn ban ngày, mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối.

Đuổi muỗi, dùng kem, thuốc xịt chống muỗi.

Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10 - 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 5 - 8 tiếng), an toàn cho sức khỏe người sử dụng và môi trường.

Xịt lên da, muỗi bay xa - Remos

 Vì cộng đồng không sốt xuất huyết

Sốt rét, sốt xuất huyết - các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do MUỖI đốt.

Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?

Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide - được tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi - kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.

Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.

Để ngoài tầm với của trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế - Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09.06.2011.

CTY TNHH ROHTO - MENTHOLATUM (VIỆT NAM)
16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương
Tư vấn khách hàng: ĐT: (08) 3822 9322
Email: enquiries@rohto.com.vn

THÔNG TIN DỊCH VỤ

>> Ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết
>> Muỗi biến đổi gien ngăn bệnh sốt xuất huyết
>> TP.HCM: Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng
>> Bệnh sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.