Việc thụ tinh nhân tạo được thực hiện trên voi cái châu Phi có tên gọi Tonga, 26 tuổi. Thời gian mang thai của voi là 630 ngày, gấp đôi so với con người, như vậy phải đến tháng 8.2013 voi Tonga mới sinh con.
Tinh trùng của voi được thu giữ rồi ướp lạnh để bảo quản trong nỗ lực giúp chúng tránh nguy cơ tuyệt chủng. Voi cái được chọn cho thụ tinh vào thời điểm động dục của nó trong năm. Tinh trùng này được lấy từ một con voi đực hoang dã ở Nam Phi, sử dụng kỹ thuật đông lạnh Dumbo để bảo quản. Tuy nhiên, phải mất đến 8 tháng mới làm được thủ tục thông quan để mang đến Pháp vì trước đây chưa có tiền lệ. Theo báo Daily Mail, dự án này là một nỗ lực của sở thú Schoenbrunn, Viện Nghiên cứu động vật thiên nhiên hoang dã Berlin's Leibniz, sở thú Beauval Pháp và sở thú Pittsburgh, Mỹ.
Cả hai loài voi châu Á và châu Phi đều đối mặt với nguy cơ cao một phần do nạn săn trộm để lấy ngà, một phần do môi trường sống của chúng bị hủy hoại. Hiện nay có khoảng 2.000 con voi đang sống trong các sở thú, 15.000 con khác thuộc sở hữu tư nhân làm việc trong các ngành công nghiệp gỗ hoặc sống trong các đền thờ.
Tạ Xuân Quan
>> Hy vọng mới cho phương pháp thụ tinh nhân tạo
>> Thêm 1 vụ có thai trong tù: Có thai bằng “tự thụ tinh nhân tạo”?
Bình luận (0)