Bảo tồn rắn hổ mang - Giúp nhà nông làm giàu

20/08/2012 08:00 GMT+7

Rắn hổ mang được dân gian lưu truyền tăng cường sinh lực, điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

Tuy nhiên, loài này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng khi nạn săn bắt sử dụng làm thực phẩm cho con người ngày càng tăng lên. Có ý kiến cho rằng càng phải nghiêm cấm, xử lý chặt chẽ, gắt gao hơn vấn nạn này. Lại có ý kiến cho rằng phát triển rắn hổ mang làm nguyên liệu cho thực phẩm, dược phẩm vừa là một cách bảo tồn loài, vừa giúp người nông dân làm giàu.

 TS Võ Văn Sự
TS. Võ Văn Sự - Chi hội Động vật quý hiếm Việt Nam

Hãy cùng trao đổi với TS. Võ Văn Sự - Chi hội Động vật quý hiếm Việt Nam về vấn đề này.

Thưa ông, hiện nay rắn hổ mang đang bị săn bắt bừa bãi để trở thành những món đặc sản trên bàn tiệc, hay nấu cao, ngâm rượu… phục vụ cho nhu cầu bồi bổ của con người. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

Có cung thì có cầu. Nó thể hiện những nhu cầu tất yếu của xã hội đang phát triển. Một bộ phận dân chúng giàu có không ngần ngại chi rất nhiều tiền để sở hữu một chai rượu rắn hổ mang chúa hay một lọ cao rắn hổ để chữa bệnh. Đây là một thực tế đáng lo ngại.

Ông có thể nói rõ hơn về những hệ lụy của việc săn bắt bừa bãi này không?

Rõ ràng nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ loài, hậu quả không chỉ là làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, mà chính con cháu chúng ta sẽ không còn cơ hội sử dụng những giá trị dược tính quý mà loài rắn hổ mang đem lại.

Ông có thể cho biết biện pháp nào khắc phục được tình trạng này?

Hiện nay, nhà nước không phản đối hình thức chăn nuôi động vật quý hiếm của người nông dân. Bằng cách này, người nông dân vừa có cơ hội làm giàu, vừa giúp bảo tồn nguồn động vật quý thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi động vật hoang dã không đơn giản như chăn nuôi động vật nhà. Cần phải tuân thủ những quy định khắt khe để đảm bảo vật nuôi được sinh tồn trong môi trường tương tự môi trường hoang dã. Nếu không, động vật hoang dã sẽ mất đi giá trị đặc tính của loài, việc bảo tồn không có giá trị. Đồng thời, việc nuôi rắn hổ cũng rất nguy hiểm đến tính mạng con người.

bắt rắn hổ mang 

Ở Việt Nam hiện nay có những mô hình nào đang đi theo hình thức này, thưa ông?

Rất ít. Để được cấp phép hoạt động, các cơ sở phải được các cơ quan chức năng chứng nhận đảm bảo an toàn cho người, được quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng con giống - vật nuôi, chịu sự kiểm soát thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn giống vật nuôi có gen quý hiếm. Tuy nhiên đến nay đã có những cơ sở đi tiên phong, họ là nơi đỡ đầu cho dân như trại rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc), Đồng Tâm (Tiền Giang) đã được chứng nhận và cấp phép.. Thực ra thì nông dân cũng đã nuôi nhiều, nhưng không rõ được cấp phép hay chưa. Vấn đề là nhà nước nên rà soát lại và đưa ra những chiến lược, cũng như các nhà khoa học cần phải vào cuộc cùng người nông dân.

Ngoài những khó khăn từ những quy định khắt khe của phía cơ quan quản lý, xin ông cho biết người nông dân còn phải đối mặt với những khó khăn nào khác?

Chăn nuôi vất vả là vậy, nhưng nếu không có đầu ra ổn định, người nông dân cũng rất dễ trắng tay. Tôi từng gặp rất nhiều trường hợp thương tâm, lam lũ cả năm trời mong chờ đến ngày thu hoạch, nhưng cuối cùng lại bị thương gia câu kết ép giá. Nuôi tiếp thì không còn vốn, mà bán ra thì bị lỗ gần nửa, coi như cả năm tâm huyết bị đổ sông đổ bể.

Nói như vậy, việc tham gia của các doanh nghiệp vào mô hình chăn nuôi này cũng đóng vai trò rất quan trọng, phải không ạ?

Bạn nói đúng. Hiện nay có không ít các doanh nghiệp sản xuất các chế phẩm từ rắn hổ mang, nhưng theo tôi được thấy, có một số doanh nghiệp chọn cách làm ăn chộp giật, sử dụng nguồn nguyên liệu thu mua nay đây mai đó, cốt chỉ để lấy giá rẻ. Chỉ một số rất ít các doanh nghiệp chịu đầu tư bài bản, mang tầm chiến lược lâu dài, bền vững bằng việc bắt tay với các trại rắn có quy mô để cung cấp đầu vào. Tôi rất ủng hộ các doanh nghiệp này vì đây là việc làm có lợi cho cả 3 bên: doanh nghiệp, nhà nông và hội bảo vệ động vật hoang dã, đem lại sự phát triển cho cả xã hội. (Ánh Tuyết)

PGS. TS Lê Lương Đống - Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, PGĐ thường trực bệnh viện Tuệ Tĩnh: Công dụng của rắn hổ mang với bệnh xương khớp như giảm đau tê, nhức mỏi, ngăn ngừa thoái hóa đã được chứng minh bằng kinh nghiệm dân gian, bằng lý luận y học cổ truyền và một số công trình nghiên cứu của y học hiện đại. Tuy nhiên, để có sản phẩm tốt, Rắn hổ mang phải được phối hợp với xương của một số động vật như xương dê núi và các loại thảo dược như phòng phong, tang ký sinh, ngưu tất...Như sản phẩm Bách Xà của công ty Nam Dược là một ví dụ.

PGS. TS Lê Lương Đống
PGS. TS Lê Lương Đống - Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, PGĐ thường trực bệnh viện Tuệ Tĩnh 

Bách Xà là sản phẩm đáng tin cậy nhờ 3 lí do. Thứ nhất, nhà máy của công ty Nam Dược được đầu tư bài bản về công nghệ, đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, công ty đã phối hợp với trại rắn Vĩnh Sơn để có nguồn nguyên liệu chuẩn hóa, sạch và ổn định. Thứ ba, đây là một doanh nghiệp có tâm huyết, lương y đạo đức và có đủ tâm với nghề, với sản phẩm.

Điện thoại tư vấn: 04.3995.3901

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.