Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Hóa, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, năm 2011 lúc bé 9 tuổi đã nặng hơn 40 kg. Bé được người nhà thử đường huyết (tại nhà) và phát hiện đường huyết cao. Sau đó đã được gia đình đưa đến khám, điều trị đái tháo đường tại BV Nội tiết T.Ư. Tuy nhiên, sau đó gia đình ngưng điều trị thuốc kê đơn và cho cháu dùng thuốc đông y, khiến đường huyết tăng cao và cháu đã phải nhập viện cấp cứu.
Đây là lần đầu tiên có trường hợp nhỏ tuổi nhất mắc thể đái tháo đường dạng 2 tại BV Nội tiết T.Ư. Lâu nay, thể này chỉ thường gặp ở người lớn, từ trên 40 tuổi. Vì ở trẻ nhỏ thường chỉ mắc đái tháo đường dạng 1.
Bác sĩ khuyến cáo, các trẻ có nguy cơ mắc đái tháo đường là trường hợp béo phì, trẻ sinh to (từ 3,7 - 3,8 kg) và đặc biệt là mẹ có đái tháo đường. Ở bệnh nhi 9 tuổi nói trên, khi sinh nặng hơn 4 kg và có mẹ bị đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ.
Nam Sơn
>> Ngừa đái tháo đường từ thiên nhiên
>> Đái tháo đường: Đại dịch thứ 4
>> Thêm nguy cơ gây bệnh đái tháo đường
>> Dinh dưỡng và bệnh đái tháo đường
>> Một số bài thuốc cho người đái tháo đường
>> 3,5% dân số mắc bệnh đái tháo đường
Bình luận (0)