Ngành nông nghiệp, tiêu dùng chịu tác động mạnh từ mua bán, sáp nhập

13/09/2012 14:35 GMT+7

(TNO) Ngày 13.9, tại Hội nghị cạnh tranh ASEAN lần thứ 2 liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập (Merger & Acquisition - M&A) do Bộ Công thương tổ chức ở TP.HCM, tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Viasa (Việt Nam) cho hay khi tiến trình M&A diễn ra sâu rộng thì ngành sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hướng lớn nhất.

(TNO) Ngày 13.9, tại Hội nghị cạnh tranh ASEAN lần thứ 2 liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập (Merger & Acquisition - M&A) do Bộ Công thương tổ chức ở TP.HCM, tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Viasa (Việt Nam) cho hay khi tiến trình M&A diễn ra sâu rộng thì ngành sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hướng lớn nhất.


Tiến trình M&A diễn ra sâu rộng thì ngành sản xuất nông nghiệp và
hàng tiêu dùng sẽ chịu sự ảnh hướng lớn nhất

Lý do, theo ông Alan Phan, phần lớn doanh nghiệp thuộc hai ngành này đều nhỏ lẻ nên dễ bị các tập đoàn nước ngoài chi phối. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, sẽ xảy ra tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chi phối và chiếm lĩnh đối với các mặt hàng nông sản.

Tuy vậy, bà Rose Webb, Trưởng ban mua bán và sáp nhập (Ủy ban Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của Úc) cho hay lợi ích của hoạt động M&A mang lại nhiều hơn tác hại của nó.

Theo đó, M&A sẽ đem lại sự cạnh tranh cho thị trường, từ đó thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi hàng hóa đa dạng và có giá bán thấp hơn.

Ngoài ra, thị trường được kiểm soát tốt sẽ khuyến khích doanh nghiệp cố gắng kinh doanh hiệu quả bởi nếu không sẽ bị các doanh nghiệp khác thâu tóm.

Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng gia tăng.

Nếu như năm 2009 có 295 vụ M&A với giá trị 1 tỉ USD, năm 2010 có 247 vụ với giá trị 1,75 tỉ USD thì năm 2011 có tới 266 vụ với giá trị 6,25 tỉ USD. Riêng trong quý 1/2012, có 60 vụ M&A với giá trị 2 tỉ USD.

Bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh) cho biết hoạt động M&A năm 2011 tại Việt Nam tập trung nhiều nhất ở các ngành hàng như: Dịch vụ tài chính (72 vụ), ngân hàng (10 vụ), thực phẩm và đồ uống (26 vụ), công nghệ (22 vụ), xây dựng và nguyên vật liệu (28 vụ)…

Riêng về lĩnh vực ngân hàng, do rào cản pháp lý về sở hữu đối với nước ngoài nên chưa có thương vụ M&A đích thực nào của ngành ngân hàng bị tập đoàn nước ngoài chi phối.

Bài, ảnh: Trung Hiếu

>> Hoạt động mua bán sáp nhập đang gia tăng
>> Sẽ có làn sóng mua bán, sáp nhập ngân hàng
>> Số lượng vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tăng
>> VNG bác bỏ tin đồn bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm
>> Kinh doanh thực phẩm sạch: Nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm
>> Không dễ “thâu tóm” Sacombank
>> Cơ hội thâu tóm doanh nghiệp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.