Không chỉ Hàn Quốc đánh dấu như một điểm phát triển của ngành Việt Nam học trong khu vực, trên thế giới; Nhật Bản, Úc, Mỹ cũng là những nơi ngành Việt Nam học đang phát triển và rất có tiềm năng. Trường hợp của Úc cũng khá đặc biệt, sự phát triển Việt Nam học ở đây còn có nguyên do từ số lượng người Việt định cư khá lớn.
Bất ngờ lớn là Mông Cổ với 13 đại biểu đăng ký dự hội thảo trong khi các “cường quốc” Việt Nam học như Nga, Úc, Hàn Quốc cũng chỉ có số đăng ký tương đương. Cùng lúc, số lượng người nghiên cứu Việt Nam tại các nước Đông u lại giảm đi cho dù trong quá khứ họ vốn có số lượng đáng kể.
Thời chiến tranh, Việt Nam học chỉ phát triển ở một số nước như Trung Quốc, Nga, Pháp và Đông u. Tuy nhiên, thời mở cửa lại nở rộ phong trào nghiên cứu Việt Nam học mới, với đông đảo nhà nghiên cứu Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Tuy số lượng người nghiên cứu ở Đông u và các nước từng thuộc Liên Xô không nhiều bằng trước nhưng không có nghĩa là nó thui chột đi.
Vẫn là những nhà nghiên cứu gạo cội, họ còn thúc đẩy nhiều quá trình liên kết nghiên cứu Việt Nam học tại châu u. Nhóm các nhà khoa học tại Nga với việc tổ chức vận động tổ chức mạng lưới nghiên cứu Việt Nam có tên Euro-Việt là một ví dụ. Hiện, 2 năm một lần mạng lưới này tổ chức hội thảo cùng tên tại châu u.
Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ tư sẽ được tổ chức từ 26-28.11 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Với chủ đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”, hội thảo sẽ có 15 tiểu ban. Hiện có 1.250 đại biểu đăng ký tham dự, trong đó khoảng 200 đại biểu đến từ 25 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Có khoảng 750 báo cáo khoa học, trong đó có 150 tham luận nước ngoài. |
Trinh Nguyễn
Bình luận (0)