Ngày 21.9, Tân Hoa xã ngang nhiên đưa tin Trung Quốc đang tìm kiếm đầu tư để phát triển “TP.Tam Sa” do nước này dựng lên hồi tháng 7, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, Cục Quản lý thương mại và công nghiệp Hải Nam sẽ tăng tốc phê duyệt đăng ký kinh doanh để thu hút thêm nhiều công ty đầu tư vào “TP.Tam Sa”, sau khi đã có 2 công ty được cấp phép. Theo Tân Hoa xã, giới chức địa phương đã lập kế hoạch cho 31 dự án, với tổng vốn đầu tư 13,3 tỉ nhân dân tệ (2,1 tỉ USD), trong đó có kế hoạch mở tuyến du lịch trái phép đến Hoàng Sa trước kỳ nghỉ nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc, bắt đầu ngày 1.10.
|
Trước diễn biến gây quan ngại ở biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell hôm qua khẳng định: “Chúng ta không thể để tranh chấp ở biển Đông đe dọa kinh tế toàn cầu, sự phục hồi của chúng ta hay an ninh khu vực”. Tuyên bố của ông Campbell được đưa ra trong buổi điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện, theo website Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông Campbell nhấn mạnh Mỹ khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp qua ngoại giao, theo luật pháp quốc tế, đồng thời ủng hộ ASEAN và Trung Quốc phát triển Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vừa quyết định cử Bộ trưởng Nội vụ Manuel Roxas II đến Trung Quốc để bàn vấn đề biển Đông với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo AFP. Trong khi đó, Đại sứ Philippines tại Bắc Kinh Sonia Brady đã về đến Manila ngày 21.9, giữa lúc có tranh cãi ở quê nhà về các hoạt động của bà ở Trung Quốc, theo trang tin Rappler.com.
Mỹ khẳng định cam kết về Senkaku/Điếu Ngư Đài NHK hôm qua dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 19.9, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Leon Panetta nói với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Tuy nhiên, vị quan chức này không nói rõ phản ứng của ông Tập. Cùng ngày, Lực lượng tuần duyên Nhật (CG) thông báo một tàu từ Đài Loan đã đến gần Senkaku/Điếu Ngư để “tuyên bố chủ quyền”, theo AFP. CG cũng đã phát hiện 13 tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc còn luẩn quẩn trong khu vực. Bên cạnh đó, một số công ty Nhật thông báo Hải quan Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát sản phẩm của mình tại các cảng còn Bộ Thương mại Trung Quốc bất ngờ mở cuộc điều tra chống bán phá giá hóa chất pyridine do Nhật sản xuất, theo Kyodo News. Minh Trung |
Theo trang Airforcetimes.com, trên internet vừa xuất hiện một số hình ảnh được cho là máy bay tàng hình mới dòng J-21 hoặc J-31 của Trung Quốc. Chúng được tung lên giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang ở Bắc Kinh. Năm ngoái, Trung Quốc cũng bất ngờ cho thử máy bay tàng hình J-20 khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thăm nước này. Lần này, máy bay được mang ra “khoe” có thể là chiếc J-31, Airforcetimes.com dẫn lời chuyên gia Richard Fisher nhận định. Tuy nhiên, trên các diễn đàn tiếng Trung cũng có ý kiến cho rằng đây là chiếc J-21 xuất xứ từ Hãng máy bay Thẩm Dương. Chưa có xác nhận chính thức nào về những thông tin trên. H.G |
Văn Khoa
>> Hoạt động phi pháp tại “TP.Tam Sa”
>> Trung Quốc tung “ngư dân bảo vệ Tam Sa”
>> Hải giám Tam Sa xâm phạm Hoàng Sa
>> Mỹ lo ngại việc Trung Quốc lập “TP.Tam Sa”
>> Trung Quốc ngang nhiên tổ chức lễ thành lập “thành phố Tam Sa”
Bình luận (0)