PGS-TS xã hội học Trịnh Hòa Bình đã có những chia sẻ về vấn đề này.
Thưa ông, nhiều gia đình và bạn trẻ thường quan niệm cưới xin là chuyện cả đời nên phải làm cho rình rang, cho “mở mày mở mặt” với thiên hạ. Ông nghĩ sao?
|
Cả cuộc đời một con người có nhiều thứ để “thi đua”, mà đám cưới là một hoạt động sớm lớn đầu tiên. Quan niệm muốn có một kỷ niệm, một dấu ấn lớn cũng đúng, nhưng nên làm sao cho hài hòa. Nếu vì để “chơi trội” rồi sau đó đánh dấu một cú nợ lớn thì cũng cần phải cân nhắc lại. Đám cưới không phải là một loại hình để “chơi”.
Tất nhiên, họ có tiền thì họ muốn làm sao cũng được, nhưng để cộng đồng có ý kiến thì cũng cần phải nhìn nhận, xem xét lại. Muốn vậy, những ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên phải có kế hoạch vận động, tuyên truyền mạnh mẽ làm sao để tự bản thân họ thấy xấu hổ thì mới hạn chế được việc đó; không nên ra quy định "cấm" vì sẽ khó thực hiện được.
|
Quan điểm của ông là nên làm thế nào mới hợp lý, nhất là giới trẻ hiện nay có rất nhiều bạn bè thưa ông?
Với các bạn trẻ, theo tôi, đăng ký kết hôn mới là quan trọng. Nếu vì tập tục của gia đình, làng xã phải tổ chức đám cưới ở nhiều chỗ khác nhau thì cũng không nhất thiết phải làm rình rang mà hãy tiết kiệm để lo cho tương lai còn dài ở phía trước.
|
Chúng ta có nhiều cái có thể “khoe mẽ” sau này như việc làm, thành công trong công việc, nuôi dạy con cái trưởng thành… không nhất thiết phải từ đám cưới để rồi mắc nợ. Hãy làm giản dị, tiết kiệm mà vẫn vui, không câu nệ chuyện ăn uống linh đình.
Trong việc tổ chức cưới, theo tôi không nên hành chính hóa mà nên chủ trương là một cuộc vận động. Tìm cách thuyết phục và thay đổi nhận thức của con người tốt hơn là mệnh lệnh. Đối với giới trẻ, nên cổ súy cho họ tổ chức đám cưới nhẹ nhàng nhưng vẫn vui và đáng nhớ.
Chỉ cần quan niệm đến chia vui với gia chủ theo đúng nghĩa, không phải sự đổi chác thì mọi việc tự nó tốt đẹp lên. Chúng ta đều biết, những nước phát triển, họ tổ chức đám ma, đám cưới rất đơn giản.
Thưa ông, mới đây có dự thảo quy định cán bộ, đảng viên không được mời cưới quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ..., quan điểm của ông về việc này thế nào?
Theo tôi, quy định đó đối với cán bộ, đảng viên là cần thiết vì việc cưới hỏi lâu nay có quá nhiều điều tiếng. Tuy nhiên, cũng cần phải xem lại có khả thi không, chúng ta có thể thực hiện được không. Tôi còn nhớ, cách đây khoảng 7 năm, lúc đó phần đông bạn bè tôi đều tổ chức tiệc cưới theo quy định nếp sống mới, chỉ làm tiệc ngọt. Vậy mà mọi người vẫn đến dự đông đủ, mừng không kém gì tiệc mặn. Vấn đề đặt ra ở đây là tính chất của mối quan hệ. Nếu đằng sau mối quan hệ đó là sự trục lợi, thì dù tổ chức tiệc kiểu gì cũng mang màu sắc của sự hối lộ.
Tôi băn khoăn, quy định ở đây nêu rõ chỉ áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, không phải với nhân dân, nếu thế thì nên cho vào những điều đảng viên không được làm có hơn không?
Tôi nghĩ, can ngăn nhưng phải từ hướng khác, có đi kèm theo những hình mẫu tiêu chuẩn, nếu không sẽ trở thành hời hợt.
“Mình cho rằng quy định số khách mời là không phù hợp, có thể những đám cưới có số khách như nhau ví dụ 250 khách nhưng lại chi tiêu có thể chênh lệch nhau gấp nhiều lần, vì vậy quy định tổng chi phí cho một đám cưới là đúng hơn. Hơn nữa nên vận động thành một phong trào cách mạng văn hóa trong toàn dân và được xã hội hóa. Cán bộ đảng viên phải là lực lượng xung kích, gương mẫu thực hiện”. (vandinh.ht.vinasme@gmail.com) “Gia tộc nhà tôi, hàng xóm láng giềng có hơn 200 người. Bạn bè nữa phải hơn 300 người. Vậy tui phải mời ai và bỏ ai đây”. (hoangtung@gmail.com) |
Theo dự thảo Chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP.Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội TP tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tuyên tuyền, vận động để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tự nguyện, tích cực hưởng ứng thực hiện tốt nếp sống văn minh, nhất là trong việc cưới. Đồng thời, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của TP phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện tổ chức đám cưới của bản thân và gia đình theo quy định như số lượng khách mời dự tiệc không quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ (nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì khách mời không quá 600 người); không tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không tổ chức tiệc ăn ở những nơi quá sang trọng, tốn kém, không phù hợp với thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ công chức, như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp… Bảo Cầm |
Bảo Anh
(thực hiện)
>> Đám cưới theo phong cách Beatles
>> Đám cưới giun
>> Bao vây đám cưới để đòi nợ
>> Đám cưới tập thể của tù nhân ở Mexico
>> Chọn mẫu hoa nào cho đám cưới ?
Bình luận (0)