>> Công khai phương án sơ tán dân nếu vỡ đập thủy điện
>> Hàng trăm nhà dân bị ngập do thủy điện xả lũ
>> Thủy điện xả lũ, dân mất hàng trăm tấn thủy sản
>> Thủy điện xả lũ, dân mất trắng hàng trăm tấn thủy sản
Theo đó, BCH PCLB đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên – Môi trường, Chính phủ sớm điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa nước, các hồ thủy điện theo hướng hạ thấp mực nước đón lũ hơn nữa, thực hiện việc trữ nước muộn ở các hồ chứa thủy điện.
Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, khi các thủy điện nhận được dự báo có mưa bão lớn thì phải xả lũ, không để xảy ra việc nước hạ lưu dâng lên, trong khi đó thượng lưu lại xả xuống, người dân ở giữa phải gánh hậu quả. Trong mưa bão, các chủ hồ thủy điện xả mực nước hồ đến mức nước đón lũ nhằm tạo dung tích phòng lũ cho hạ du.
Theo quy hoạch, tính đến nay tại Quảng Nam có 4 hồ thủy điện bậc thang đưa vào hoạt động, gồm: Sông Tranh 2, A Vương, Đăk Mi 4, Sông Côn 2. Tổng dung tích các hồ chứa, thủy điện bậc thang trên sông Vu Gia – Thu Bồn khá lớn (hơn 2 tỷ m3), nhưng dung tích phòng lũ lại rất nhỏ so với dung tích toàn bộ công trình (tổng dung tích phòng lũ của 3 hồ thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Đăk Mi 4 chỉ 125 triệu m3). Cho nên, BCH PCLB tỉnh Quảng Nam đề nghị, các thủy điện không chờ khi có mưa xuống rồi mới xả nước, mà trước đó phải xả đến mực nước để kịp đón lũ.
Riêng các hồ chứa lân cận vùng động đất Bắc Trà My, BCH PCLB Quảng Nam yêu cầu, UBND H.Bắc Trà My và các địa phương lân cận như: Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Trà My, Phước Sơn và Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh Quảng Nam cần lưu ý tác động của động đất với tình trạng an toàn của công trình hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn. Riêng chủ đập thủy điện Sông Tranh 2 cần quan tâm kiểm tra đối với đập phụ được đắp bằng đất.
Hoàng Sơn
Bình luận (0)