Trong khi đó, mức tăng trưởng tín dụng chỉ trên 2%. Như vậy, rõ ràng là không có nguyên nhân tiền tệ, không phải do tín dụng quá nóng.
Thế mà, tại Hội nghị “Diên Hồng” cuối tháng 9, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý đã vội vàng chuyển sang phạm trù lạm phát và hướng ngay vào các giải pháp tiền tệ, tín dụng. Một mặt thì nói CPI tăng chủ yếu là do “chi phí đẩy” nhưng trong đầu lại nghĩ đến việc cắt giảm cung tiền, siết chặt tín dụng. Cứ như nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI là do “cầu kéo”. Trong khi ai cũng biết lãi suất cho vay tăng cao cũng góp phần đẩy chi phí lên. Đúng là mâu thuẫn, chẳng khác gì tự mình vả vào miệng mình. u cũng là một thứ “bệnh cơ hội” của các “quân sư quạt... giấy”. Tham mưu như thế thì chỉ gây hại cho sản xuất kinh doanh mà thôi.
Đừng nghe “người ngoài”, hãy lắng nghe các doanh nghiệp nhà mình. Vấn đề không phải ở chỗ chính sách tín dụng “lỏng” hay “chặt”, mà là dòng tiền phải chảy vào những nơi làm ra của cải vật chất cho xã hội, càng dễ dàng, thuận lợi càng tốt.
Để kiểm soát và kiềm chế CPI, nên tập trung kiểm soát và kiềm chế sự tăng giá của những nhóm hàng “khó trị” và “bất kham” nhất. Hãy nhìn TP.HCM đang làm (thông qua một chương trình kiềm chế tăng giá một “phổ” các mặt hàng cụ thể, rất thiết thực và có trọng tâm, trọng điểm). Tư duy như thế mới thuận với quy luật, mới không bị “lộn ngược”. Mong rằng các “quân sư” thức tỉnh trở lại.
Thọ Xuân
Bình luận (0)