Những bức ảnh này, do nhiếp ảnh gia của Chính phủ Hàn Quốc, ông Kim Sang-yeong chụp, được ông Doo-Hwan yêu cầu giữ bí mật để tránh làm đau lòng người thân của các nạn nhân, theo tin tức từ AFP ngày 10.10.
Ông Chun sống sót, thoát khỏi âm mưu ám sát sau vụ đánh bom này 9.10.1983 nhắm vào lăng liệt sĩ Aung San ở Yangon (Myanmar), khiến 21 người thiệt mạng, bao gồm ba quan chức cấp cao Hàn Quốc, theo AFP.
Các bức ảnh này, được ông Kim giao cho ban biên tập và yêu cầu đăng tải trên trang nhất tờ Chosun Ilbo ngày 10.10, cho thấy xác chết nằm rải rác khắp nơi, nhiều người bị thương nằm trên những đống đổ nát tại lăng, các nhân viên đại sứ quán Hàn Quốc thì gào thét tìm người sống sót.
|
“Chúng tôi đang đứng đợi Tổng thống đến để chụp ảnh thì nghe tiếng nổ lớn và khi nhìn lại chỉ thấy xác người và máu khắp nơi”, ông Kim kể lại.
Ông Kim đã bất tỉnh và được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi giao cuộn phim cho một nhân viên an ninh, theo AFP.
Tổng thống Chun thoát âm mưu ám sát vì ba quả bom phát nổ chỉ vài phút trước đoàn xe đưa ông đến lăng.
Tờ Chosun Ilbo cho biết họ đang tiến hành một chiến dịch xây dựng đài tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom 1983 và nhiếp ảnh gia Kim bàn giao loạt ảnh này để giúp gây quỹ thực hiện chiến dịch.
Theo AFP, cảnh sát Myanmar tiến hành điều tra và phát hiện ba kẻ thực hiện vụ đánh bom 1983 là ba điệp viên Triều Tiên đến Yangon và lấy thuốc nổ từ Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên tại Myanmar để tiến hành vụ đánh bom.
AFP cho hay chỉ hai ngày sau vụ đánh bom 1983, ba điệp viên Triều Tiên đã bị bắt và người thứ ba bị bắn chết sau khi định giết ba binh sĩ để đào tẩu, hai người còn lại, một người bị tử hình và một người lãnh án chung thân.
Phúc Duy
>> Anh trai tổng thống Hàn Quốc bị bắt về tội tham nhũng
>> Một cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc lãnh án tù
>> Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi người dân
>> Triều Tiên phát động “chiến dịch đặc biệt” trị tội tổng thống Hàn Quốc
Bình luận (0)