TP.Martin với 57.400 dân, là TP trực thuộc tỉnh lớn thứ 8 ở Slovakia, đất nước xếp thứ 66/183 nước trong bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2011. 78% người dân Slovakia cho rằng tham nhũng là vấn đề chính của nước này. Sáng kiến TP minh bạch được thị trưởng TP khởi động từ năm 2008, phân làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện trong 2 tháng, gồm đánh giá rủi ro, phân tích thực tiễn để xác định 17 lĩnh vực như hải quan, thuế vụ, đầu tư công… là những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; 6 tháng tiếp theo triển khai bước 2 là xác định các biện pháp nhằm giảm nguy cơ tham nhũng, tập trung vào việc nâng cao tính minh bạch và hạn chế lạm quyền.
Cụ thể là công khai thông tin qua website của TP, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, áp dụng đấu thầu điện tử để giảm thất thoát trong đầu tư công… Bước thứ 3 triển khai trong 3 tháng, tập trung vào thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng như tuyển dụng công chức minh bạch, công khai, có ngày đi thực tế của thị trưởng TP, các khoản chi tiêu mua sắm trên 3.000 euro buộc phải đấu thầu rộng rãi và công khai trên website…
Và thành quả cho TP này từ năm 2009 đã tiết kiệm được 740.000 euro, tăng thu hút đầu tư nước ngoài. Cái được lớn nhất là người dân tin tưởng vào chính quyền và TP.Martin đã vinh dự được nhận “Giải dịch vụ công 2011” của Liên Hiệp Quốc.
Trả lời PV Thanh Niên về mô hình TP minh bạch, ông Lê Văn Lân, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống tham nhũng, cho rằng ở nước ta rất cần những địa phương tiên phong quyết tâm xây dựng TP minh bạch. “Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện ở Việt Nam, nhất là những TP nhỏ trực thuộc tỉnh. Điều quan trọng là ý chí của người đứng đầu tỉnh và đứng đầu TP đó. Nếu họ quyết tâm, chắc chắn sẽ làm được”, ông Lân khẳng định. |
Káp Long - Hải Sâm
>> Cần minh bạch về giá điện
>> Minh bạch để chống tham nhũng
>> Việc bổ nhiệm cán bộ chưa công khai, minh bạch
Bình luận (0)