Khủng long công

28/10/2012 03:05 GMT+7

Chim chóc ngày nay là hậu duệ cuối cùng của khủng long, và lâu nay giới khoa học luôn tranh cãi về mục đích thực sự của lông vũ khi chúng mới xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của địa cầu.

Trong một nỗ lực mới nhất nhằm giải mã bí ẩn trên, các chuyên gia của Đại học Calgary (Canada) đã nghiên cứu hóa thạch 71 triệu năm tuổi thuộc về một loại khủng long gọi là Ornithomimus edmontonicus (ảnh), là khủng long có lông đầu tiên từng được phát hiện tại Tây bán cầu.

 Khủng long công

Trong số này có một đối tượng chưa trưởng thành, kích thước cỡ con gà lôi, và 2 cá thể trưởng thành cỡ con đà điểu. Cơ thể của chúng đều được phủ một lớp lông dài 5 cm, nhưng ở con trưởng thành có thêm những lông dài giống như cánh. Dựa trên thực tế là chỉ có con đực trưởng thành mới có lông dài, các chuyên gia cho rằng bộ lông diêm dúa này có tác dụng để dụ dỗ con cái, giống như ở loài công. Phát hiện trên được cho là giúp khai mở bí ẩn về nguồn gốc ban đầu của lông ở chim chóc, theo báo cáo trên chuyên san Science.

Thụy Miên

>> Quái thú cổ đại "vượt mặt" khủng long bạo chúa
>> Tan giấc mộng hồi sinh khủng long
>> Công viên khủng long chỉ có trong... tưởng tượng
>> Khủng long có "bà con" với chim hiện đại
>> Tư thế "ân ái" của khủng long

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.