Sẽ không có chê trách nào nếu hai bộ truyện tranh này không có một loạt câu chữ ngớ ngẩn thuộc hàng “quái dị” và những tình tiết thêm thắt ngoài “phạm vi tưởng tượng” khiến các độc giả khó tính (trước hết là các bậc phụ huynh, những nhà giáo dục) đều lắc đầu.
Chẳng hạn, trong truyện tranh Tấm Cám, bà dì ghẻ đã chửi bới Tấm bằng một thứ ngôn ngữ rất teen như: “Tấm! Tao cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ mà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm” hay “Tấm! Mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm”. Ở một số truyện khác là những từ ngữ tiếng Anh như “OK”, “bái bai”... Tất nhiên, các từ ngữ này hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ của người Việt thời xưa dùng để sản sinh ra những câu chuyện cổ tích.
Ngôn ngữ phá cách đã loạn xà ngầu, các câu chuyện cổ tích còn bị bóp méo tình tiết đến mức khó đỡ. Chẳng hạn, hoàng tử Lang Liêu trong Bánh chưng bánh dày được tác giả sửa lại cốt truyện, cho nằm mơ lạc vào cuộc thi “Vào bếp với người nổi tiếng” hay vợ An Tiêm dùng sắc đẹp của mình để dẫn dụ đàn cá về (Quả dưa hấu). Một số hình ảnh gây “choáng” lẫn “sốc” nữa là bà dì ghẻ của Tấm gọi hai con về bằng cách nói qua... micro, Hùng Vương đeo kiếng mát và nhiều loại vũ khí xuất hiện trong truyện tranh mang hơi hướm bạo lực rất hiện đại.
Những “sáng tạo” nói trên, như lời nói đầu của hai bộ truyện tranh, được biện minh là để làm “hiện đại hóa” truyện cổ tích nhằm giúp độc giả có lối cảm thụ mới. Tuy nhiên, việc “chế biến”, “xào nấu” những câu chuyện cổ tích thành những câu chuyện “phiếm” là một điều khó có thể chấp nhận được.
Nguyễn Văn Toàn
>> Con đường cho truyện tranh Việt Nam
>> Đua nhau lên mạng vẽ truyện tranh
>> Họa sĩ “tiếp thị” truyện tranh
>> “Tắc kè hoa” Katy Perry lên truyện tranh
>> Truyện tranh Việt: đường xa khách vắng
Bình luận (0)