Dự kiến năm 2013 sẽ thí điểm thi tuyển công chức lãnh đạo tại 13 đơn vị cấp bộ. Từ năm 2014 - 2015 thí điểm ở các đơn vị còn lại, mỗi năm tổ chức thi tuyển định kỳ 2 đợt.
Ngoài thi kiến thức, ứng viên sẽ thi môn kỹ năng lãnh đạo, đó là phải xây dựng, trình bày và bảo vệ đề án trước hội đồng tổ chức thi tuyển. Sau khi người dự thi thuyết trình, hội đồng sẽ chất vấn trực tiếp. Bên cạnh đó, ứng viên còn phải dự thi phần xử lý tình huống về kỹ năng quản lý, lãnh đạo, điều hành tại công sở, dưới hình thức phỏng vấn. Hội đồng thi tuyển gồm 7 thành viên trở lên do Bộ trưởng Tư pháp quyết định thành lập.
Dự kiến năm 2013 sẽ triển khai thí điểm thi tuyển công chức lãnh đạo tại 13 đơn vị của Bộ. Từ năm 2014 - 2015 sẽ triển khai ở các đơn vị còn lại, mỗi năm tổ chức thi tuyển định kỳ 2 đợt. Sau thí điểm sẽ tổ chức đánh giá và triển khai đại trà từ 2016.
Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp QH sáng qua (2.11) về Đề án trên, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, nhân tài đứng ngoài phạm vi đối tượng công chức viên chức rất nhiều, cho nên Đề án thí điểm để thi tuyển cán bộ quản lý mà Bộ đang soạn thảo là bước đột phá, thêm một kênh nữa ngoài quy hoạch để lựa chọn người phù hợp về năng lực lẫn phẩm chất, vừa đảm bảo có kinh nghiệm thực tiễn, vừa có năng lực chuyên môn. Đây là cơ hội để khắc phục những bất cập hạn chế trong công tác quy hoạch hiện nay.
|
Quy hoạch nhiều người để lựa chọn
|
Trao đổi với Thanh Niên bên lề phiên thảo luận tổ của QH chiều qua, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo ở một số bộ, ngành địa phương là một trong nhiều giải pháp công khai minh bạch công tác cán bộ, tuy nhiên, cần có định hướng trong thí điểm để chọn ra một mô hình tối ưu nhất.
“Thực ra lựa chọn cán bộ có năng lực có nhiều cách, ngoài thi tuyển công khai, có thể lựa chọn thông qua quy hoạch cán bộ, cán bộ đó dù nhỏ hay lớn, ở vị trí này hay vị trí khác thì thông qua quy hoạch sẽ nhìn nhận con người đó có sở trường năng lực phù hợp nhất với nhiệm vụ nào thì bố trí vào chức danh đó.
Quan trọng là khi anh quy hoạch rồi thì phải tạo điều kiện tối đa, giao việc cho người ta được cọ xát thực tiễn để bật ra được khả năng của họ và xem năng lực của họ có đáp ứng được nhiệm vụ đó không. Quy hoạch cán bộ không nhất thiết là quy hoạch cứng mà nên mở, linh hoạt, một vị trí có thể 3 người, 1 người có thể 3 vị trí và hằng năm phải rà soát lại, xem thông qua một năm hoạt động như thế thì vị trí đó có phù hợp hay không, năng lực có đáp ứng được không, nếu không thì một là anh đưa ra khỏi danh sách quy hoạch, hai là nếu anh có khả năng hơn ở lĩnh vực khác thì tôi đưa anh về lĩnh vực đó để phát huy tốt nhất năng lực của anh, không bị lãng phí chất xám.
Nói chung đã lựa chọn cán bộ cao cấp, cán bộ đứng đầu là phải có nhiều phương án, không nên chỉ chăm chăm vào một người để lựa chọn, bây giờ nếu hạt giống này thối đi phải có hạt giống khác sẵn sàng thay thế chứ, phải có nhiều người, nhiều phương án”, ông Lợi nói.
Bảo Cầm
Bình luận (0)