Bí ẩn CMP đối với sự phát triển trí tuệ và não bộ
Bộ não là bộ phận liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến khả năng học hỏi (CMP) của trẻ. Trong đó, tập trung (Concentrate), ghi nhớ (Memory) và xử lý tình huống (Problem Solving) là 3 quy trình hoạt động liên quan với nhau, có tầm quan trọng đối với việc phát triển trí tuệ và khả năng học hỏi ở cấp bậc cao của trẻ nhỏ. Quy trình học hỏi sẽ hình thành một cách đầy đủ và hoàn chỉnh khi bố mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của phần não trước và kể cả việc tạo các hoạt động giúp kích thích quy trình học hỏi phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
Khi chào đời, bộ não của trẻ chỉ nặng khoảng 340gram, trong vòng 1 năm bộ não tăng lên khoảng 1.100gr, tức là tăng gấp 3 lần, đồng nghĩa với việc sự phát triển trí tuệ ở trẻ cũng tăng lên đáng kể. Sở dĩ, cân nặng bộ não phát triển với mức độ nhanh như vậy là do các tế bào não bắt đầu phát triển kích thước cùng với việc bắt đầu hình thành các sợi dây thần kinh nhằm tăng sự kết nối, trao đổi. Những điểm kết nối này được hình thành rất nhanh nếu trẻ được nhận sự chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với độ tuổi phát triển của mình.
Giai đoạn phát triển tối đa của bộ não là từ 0-2 tuổi, sau đó bộ não vẫn phát triển nhưng chậm và gần như dừng lại vào khoảng 6 tuổi khi đã đạt 100% kích thước não người trưởng thành. Do đó, trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát triển trí tuệ của bản thân thông qua những bài học đầu tiên, từ việc trườn, bò, ngồi, đứng và chạy… để bước ra khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài và tất cả những khám phá này sẽ được liên kết, ghi nhớ để tiếp tục phát triển trong tương lai. Hiểu được bộ não và bí ẩn về khả năng học hỏi của trẻ, chắc chắn các bà mẹ sẽ biết cách giúp con phát huy tối đa tiềm năng học hỏi.
|
DHA - bí quyết cho sự phát triển trí tuệ và khả năng học hỏi
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình trưởng thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng trên mọi lĩnh vực. Sẽ không khó để điều này trở thành hiện thực khi bố mẹ trao cho bé nguồn dưỡng chất khoa học và một môi trường giáo dục phù hợp, từ đó giúp bé phát triển trí tuệ toàn diện và nâng cao khả năng học hỏi.
Nghiên cứu của tiến sĩ Jame Drover, khoa Tâm lý học, ĐH Memorial, Canada, công bố trên tạp chí Child Development (2009) thực hiện ở nhóm trẻ 9 tháng tuổi cho thấy: trẻ có chế độ dinh dưỡng được bổ sung đúng hàm lượng DHA 17mg/100kcal và 34mg ARA/100kcal, cung cấp liên tục từ những tháng đầu đời, sẽ đạt số điểm trong kỹ năng giải quyết vấn đề cao hơn rất nhiều so với nhóm trẻ không được bổ sung hoặc bổ sung thấp hai dưỡng chất này. Một nghiên cứu khác ở các trẻ 18 tháng tuổi của nhóm các nhà nghiên cứu khoa học, đứng đầu là Tiến sĩ Eileen E. Birch, Tổ chức nghiên cứu về Thị giác – Mỹ năm 2000 cho thấy, trẻ được bú sữa có hàm lượng đúng DHA liên tục trong suốt 18 tháng sẽ có điểm phát triển trí tuệ (MDI) cao hơn các trẻ bú sữa không có DHA từ 7 - 8 điểm.
|
Rõ ràng, khi bé được cung cấp đầy đủ hàm lượng DHA theo nhu cầu, bộ não sẵn sàng cho việc kích thích các tế bào thần kinh liên kết với nhau tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh. Điều này không chỉ giúp phát triền trí tuệ mà khả năng học hỏi của bé cũng nâng cao. Lời khuyên tốt nhất cho các bà mẹ là nên cung cấp hàm lượng DHA cho trẻ theo đúng khuyến cáo của FAO/WHO. Theo đó, hàm lượng DHA dành các bà mẹ mang thai và cho con bú là khoảng 200mg/ngày; đối với trẻ nhỏ là 17mg/100kcal DHA và 34mg/100kcal ARA; đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên là từ 75mg/ ngày (tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ). Các bậc cha mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội giúp trí não của con phát huy hết tiềm năng sẵn có. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay!
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)