(TNO) Trái ngược với thành tích là khu vực duy nhất tăng điểm trong phiên 7.11, chứng khoán châu Á trong phiên 8.11 (kết thúc chiều cùng ngày, giờ VN) đã quay đầu giảm điểm và ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong vòng sáu tuần qua. Chứng khoán châu u, Mỹ tiếp tục đi xuống nhưng biên độ giảm đã được thu hẹp.
Kết thúc phiên 8.11, chỉ số MSCI Asia Pacific của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1,4%. Đây là mức giảm phiên mạnh nhất kể từ 26.9 đến nay. Toàn bộ 10 nhóm ngành chính đóng góp vào chỉ số này đều giảm điểm.
|
Trên các thị trường thành viên: Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,5%, xuống chốt phiên ở mức 8.837,15 điểm. Trong khi đó, chỉ số HSI của Hồng Kông cũng để mất tới 532,94 điểm, tương đương giảm 2,41%, xuống còn 21.566,91 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,7%, trong khi chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,2%.
* Tại châu u, nhóm cổ phiếu của các công ty sản xuất ô tô bất ngờ bị đánh giá kém lạc quan đã kéo toàn thị trường đi xuống. Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm 0,2%.
Cổ phiếu của Peugeot, hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai châu u và Valeo, hãng xe hơi lớn thứ hai nước Pháp, đều lần lượt bị các ngân hàng Citigroup và UBS hạ một bậc trong thang đánh giá tiềm năng đầu tư. Cổ phiếu của Peugeot giảm 6,3%, còn cổ phiếu Valeo giảm 4,8%.
Tổng kết trên các thị trường thành viên trong khu vực: chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,27%, xuống còn 5.776,05 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,06%, xuống chốt phiên ở mức 3.407,68 điểm; chỉ số DAX của Đức để mất 0,39% tổng số điểm, xuống còn 7.204,96 điểm.
* Trên Phố Wall (New York, Mỹ), những thông tin về khả năng gói trợ giúp kinh tế lần này dành cho Hy Lạp sẽ lại bị trì hoãn khiến thị trường lo ngại và không thể tăng điểm. Chỉ số thị trường S&P 500 giảm 1,2%, xuống chốt phiên ở mức 1.377,51 điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial giảm 121,41 điểm, tương đương mức giảm 0,9%, xuống còn 12.811,32 điểm, nâng mức thiệt hại sau hai phiên liên tiếp lên con số 3,3% tổng số điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,4%, xuống chỉ còn 2.895,59 điểm.
Nhóm cổ phiếu năng lượng, tài chính - ngân hàng và công nghệ tiếp tục là những nhóm giảm mạnh nhất trên thị trường, với mức giảm nhóm tối thiểu là 4,2%.
Tính tới nay, chỉ số MSCI Asia Pacific đã tăng 8,4% kể từ đầu năm 2012. Chỉ số S&P 500 của Mỹ đã tăng 13,4%, trong khi STXE 600 của châu u tăng 12,2%, theo số liệu thống kê của Bloomberg.
Thu Hạnh
>> Chứng khoán Phố Wall giảm mạnh sau bầu cử Mỹ
>> Chứng khoán “đỏ sàn” phiên đầu tháng
>> Phố Wall "rực xanh" phiên đầu tiên
>> FED mạnh tay, Phố Wall rực xanh
Bình luận (0)