Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc gỡ bỏ lệnh cấm (kéo dài suốt gần một thập kỷ qua) này nhằm động viên những nỗ lực cải cách của Myanmar, đồng thời tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp Mỹ và Myanmar hợp tác kinh doanh, theo tin tức từ AFP.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước đó cũng đã cam kết bình thường hóa quan hệ thương mại song phương Mỹ - Myanmar lúc bà gặp Tổng thống Myanmar Thein Sein hồi tháng 9.2012.
Vào ngày 19.11, ông Obama sẽ trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar.
Theo AFP, Quốc hội Mỹ hồi năm 2003 đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào sản xuất tại Myanmar.
AFP cho biết động thái mới của Mỹ trước mắt sẽ có lợi cho ngành công nghiệp dệt may của Myanmar. Mỹ từng là khách hàng nhập khẩu lớn các mặt hàng may mặc của Myanmar, với kim ngạch xuất khẩu lên đến 470 triệu USD vào năm 2001.
|
Tuy nhiên, bên cạnh việc gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu, Mỹ cũng bổ sung bảy công ty Myanmar vào danh sách đen và cấm doanh nghiệp Mỹ không được phép hợp tác kinh doanh với những công ty này.
Trước đó, chính quyền ông Obama cũng đã bật đèn xanh cho các công ty Mỹ đầu tư vào ngành công nghiệp dầu thô và khí đốt tại Myanmar.
Nhưng một số chính trị gia Mỹ chỉ trích ông Obama quá vội vã khi đưa ra những chính sách đối ngoại mới với Myanmar.
Thời gian qua, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Na Uy và Úc cũng đã gỡ bỏ hoặc nới lỏng các lệnh trừng phạt Myanmar. Nhật Bản cũng tuyên bố xóa món nợ 3,8 tỉ USD cho Myanmar sau những nỗ lực cải cách của chính phủ nước này.
Phúc Duy
>> Úc dỡ bỏ lệnh trừng phạt Myanmar
>> Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Myanmar
>> Na Uy gỡ bỏ lệnh trừng phạt Myanmar
>> Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Myanmar
>> EU tăng cường dỡ bỏ trừng phạt Myanmar
>> Nhà Trắng xác nhận ông Obama sẽ thăm Myanmar
>> Tổng thư ký LHQ thăm Myanmar
Bình luận (0)