Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh được nâng lên kể từ ngày 1.7.2013 khi luật này có hiệu lực. Cụ thể mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Như vậy cá nhân người nộp thuế, từ 1.7.2013 nếu có thu nhập chịu thuế trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế.
Luật mới cũng quy định, trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật Thuế TNCN (sửa đổi) có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá tiêu dùng để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Trước đó, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị luật Thuế TNCN (sửa đổi) nên bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2013 để giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế.
Tuy nhiên, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong bối cảnh khai thác nguồn thu còn khó khăn, nếu áp dụng từ 1.1.2013 sẽ giảm thu ngân sách thêm khoảng 6.000 tỉ đồng so với phương án áp dụng từ 1.7.2013. Mặt khác, Quốc hội đã thông qua dự toán Ngân sách nhà nước năm 2013, trong trường hợp giảm thu thêm sẽ không có nguồn bù đắp.
Anh Vũ
>> Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi): Nên áp dụng từ 1.1.2013
>> Trợ cấp thai sản không bị tính thuế thu nhập cá nhân
>> Sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân: Góp ý bị bỏ ngoài tai
>> Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân: Nuôi con thì khỏi nuôi cha mẹ !?
Bình luận (0)