Tuy nhiên, theo ông Tuấn: “Dịch vụ tự nguyện thực chất là dịch vụ tư nhân trong bệnh viện (BV) công. Do vậy, khu vực này trở thành sân sau của chính các BV công, dẫn đến các tiêu cực: sử dụng cơ sở vật chất và nhân lực công cho các hoạt động tư. Khi các nguồn lực bị hút vào cung cấp dịch vụ theo yêu cầu cho người thu nhập khá giá dịch vụ sẽ bị đẩy lên cao kéo theo nguồn lực y tế giỏi cũng sẽ bị “hút” vào các dịch vụ này, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc chung cho đại đa số người dân khả năng chi trả thấp ngay trong môi trường y tế công”.
GS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học VN cho biết, xã hội hóa với cơ chế tài chính hiện nay, chi trả cho dịch vụ y tế từ tiền túi của người dân vẫn chiếm đến 49%. Mức này cần giảm còn 20-30% là hợp lý.
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tại VN, chi phí một ngày điều trị nội trú ngoại khoa ở mức cao, khoảng 101,72 USD. Một ngày điều trị nội khoa là 20,08 USD. “Ước tính sau một đợt điều trị nội trú, ngoại khoa ở tuyến T.Ư hoặc tuyến tỉnh ngay lập tức sẽ đẩy hộ gia đình cận nghèo xuống bẫy thảm họa”, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh khuyến cáo.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: đổi mới cơ chế tài chính, BV thực hiện tự chủ toàn phần hoặc một phần. Tuy nhiên, cần có cơ chế hợp lý để giảm tỷ lệ tự chi trả từ tiền túi của người bệnh, mà giải pháp tốt nhất là bảo hiểm y tế toàn dân.
Liên Châu
Bình luận (0)