(TNO) Các phi hành gia thực hiện sứ mệnh dài ngày đến sao Hỏa sẽ phải đối mặt với lượng bức xạ đáng kể, nhưng may mắn là họ vẫn có thể chịu đựng được.
Dữ liệu bức xạ vũ trụ do thiết bị tự hành Curiosity thu thập được, goi tắt là RAD, cho thấy các phi hành gia sẽ hứng chịu lượng bức xạ tổng cộng khoảng 1,1 sievert (đơn vị bức xạ) trong suốt hai năm rưỡi thực hiện sứ mệnh sao Hỏa, theo Space.com dẫn thông tin từ NASA.
|
Sứ mệnh kéo dài hai năm rưỡi này bao gồm 180 ngày bay đến sao Hỏa, 600 ngày trên bề mặt hành tinh đỏ và thêm 180 ngày quay về Trái đất.
Nhà khoa học Don Hassler của Viện Nghiên cứu Tây Nam (Mỹ) cho hay, lượng bức xạ giới hạn trong sự nghiệp của nhà du hành vũ trụ được tính bằng sievert.
Bức xạ trên bề mặt sao Hỏa vào khoảng 0,7 millisievert/ngày, tương đương với mức từ 0,4 đến 1 millisievert/ngày ở khu vực quỹ đạo thấp.
Lượng bức xạ trong chuyến hành trình mới là điều đáng lo ngại, với trung bình 1,9 millisievert/ngày trong suốt 8 tháng.
“Chúng ta có thể sống sót trên bề mặt sao Hỏa”, chuyên gia Hassler cho biết, và ông nhấn mạnh rằng phần khó khăn nhất chính là chuyến hành trình dài để đến được hành tinh đỏ.
Hạo Nhiên
>> Nước trên sao Hỏa và Trái đất có thể chung nguồn gốc
>> NASA sắp công bố khám phá chấn động về sao Hỏa
>> Angry Birds "hạ cánh" sao Hỏa
>> Hành tinh như Trái đất phổ biến hơn ta vẫn nghĩ
>> Khám phá mới về hành tinh lùn Makemake
Bình luận (0)