Quê anh ở xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn là một làng nghề cơ khí nổi tiếng. Về quê, Kiều làm việc tại Công ty cơ khí Thanh Giang. Cảm thông với cậu thanh niên có chí, Giám đốc Đinh Thanh Giang đã tận tình chỉ dạy để một kỹ sư tin học trở thành một người thợ cơ khí lành nghề.
|
Cuối năm 2007, trong khi làng nghề cơ khí Xuân Tiến nói riêng và tỉnh Nam Định đang cuốn theo trào lưu đóng tàu, thì Công ty TNHH Tân Thiên Phú ra đời tại xóm 6 - xã Xuân Tiến chuyên sản xuất, lắp đặt máy móc phục vụ nông nghiệp. Nhiều bạn bè đã chứng kiến chàng kỹ sư công nghệ thông tin ra đồng với cày bừa, cấy hái rồi về nhà lại hì hụi thiết kế, thử nghiệm các máy móc cải tiến từ máy cày, máy bừa đến máy gặt đập. Đầu năm 2008, Trần Kiều chế tạo được chiếc máy sấy nông sản mang thương hiệu Tân Thiên Phú với giá thành chỉ hơn 20 triệu đồng, rẻ bằng 1/2 giá thị trường. Để phù hợp với điều kiện nhiều vùng miền, anh còn làm ra các loại máy sấy dùng được cả than, điện, củi, vỏ trấu, vỏ lạc... và là sản phẩm mang lại cho anh giải thưởng Lương Định Của và Giải Cầu Vàng (giải thưởng của T.Ư Đoàn).
Chỉ sau vài năm lập nghiệp, thương hiệu máy nông cụ Tân Thiên Phú đã có khách hàng ở nhiều tỉnh thành đến đặt hàng. Hiện nay, Công ty TNHH Tân Thiên Phú đã có hệ thống máy móc hiện đại giúp cho hơn 30 lao động là thanh niên trong xã làm không hết việc với mức lương bình quân khoảng 5 triệu đồng/tháng. Không chỉ tạo việc làm, thu nhập, Trần Kiều còn dạy nhiều thanh niên cách quản lý, điều hành doanh nghiệp để có thể mở công ty riêng.
Hoàng Long
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 3: Làm giàu nhờ vỏ trấu
>> Làm giàu từ nghề nông
>> Đoàn giúp thanh niên nông thôn làm giàu
>> Làm giàu trên cao nguyên đá
>> Chắp cánh cho thanh niên làm giàu
>> Đi học làm giàu từ Lục lạc vàng
>> Khát vọng làm giàu của chàng du học sinh "cháy túi"
>> Chủ tịch tập đoàn Genting (Malaysia): Làm giàu, trước hết là vì trách nhiệm công dân
>> Làm giàu theo phong cách Warren Buffet
Bình luận (0)